Nhà văn Lưu Sơn Minh hé lộ lý do phải 'viết lại' Trần Quốc Toản sau 12 năm

Cách đây 12 năm nhà văn Lưu Sơn Minh đã viết tiểu thuyết lịch sử Trần Quốc Toản. Nhưng không như những nhà văn khác, sau khi viết xong tác phẩm thì dành thời gian và tâm huyết cho tác phẩm mới, nhà văn Lưu Sơn Minh lại 'viết lại'.

Đưa ra lý do viết lại cuốn sách, nhà văn Lưu Sơn Minh cho rằng mình nên có trách nhiệm với độc giả. Nhà văn cảm thấy câu chuyện cách đây 12 năm đã viết vẫn chưa viết hết điều mà đáng ra phải kể, phải viết nên tôi không thể dừng được. Có thể mọi người sẽ nghĩ khi đã hoàn thành cuốn sách rồi và nhìn lại, nhận ra những điều còn “thiếu” và bắt tay vào “vá” là điều vô cùng vất vả. Nhưng thực tế trong quá trình “vá” hay “viết thêm” tôi không hoàn toàn không có cảm giác đó. Tôi thấy mình như được quay trở lại môi trường thân thuộc, một việc như mình đã làm, và đang làm tiếp, đang nối dài công việc 12 năm trước để kể tiếp câu chuyện về ông tướng đã trở thành thân thuộc

Bộ ba: Nhà văn Lưu Sơn Minh (giữa) và MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng (phải) và họa sĩ Thành Phong (trái).

Trước cuốn Trần Quốc Toản, tôi đã viết cuốn Trần Khánh Dư. Việc nhà văn Lưu Sơn Minh chọn các danh tướng thời Trần có lẽ là do cái “duyên”, hơn nữa hồi nhỏ nhà văn hay đọc, đọc hàng trăm lần tới mức nhân vật trở nên thân thuộc. Sau đó, cứ thế các nhân vật, các cảm hứng kéo nhà văn đi.

Lý do để nhà văn Lưu Sơn Minh “viết lại” Trần Quốc Toản là từ khi còn nhỏ tôi đã không tin một anh chàng trẻ con hăm hở dương một cái lá cờ lên và có một lũ trẻ con đi theo và người lớn chỉ đâu đánh đấy. Nếu mà như thế thì Trần Quốc Toản không thể lưu danh vào chính sử với những gì các sử gia vô cùng nghiêm khắc và ngặt nghèo của quá khứ ghi lại.

Vì thế, khi xây dựng hình ảnh Trần Quốc Toản, qua tìm hiểu những tư liệu lịch sử, tôi thấy Trần Quốc Toản là vị tướng duy nhất được vinh dự đánh cả ba trận Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. Điều đó không phải vị tướng nào cũng có được và phải là dũng tướng thực sự, tài hoa mới thuyết phục được “tổng tư lệnh” Trần Quốc Tuấn.

Thứ nữa, khi viết lại, tôi muốn mô tả đội quân của Trần Quốc Toản trẻ trung khác với đội quân đã trưởng thành. Ngoài những lúc đánh trận tập trận họ phải là nhóm đồng tâm và nghịch ngợm. Chẳng hạn có những anh chàng nghịch đổ nước vào chỗ bạn nằm ngủ để vu cho bạn tội “đái dầm”.

Ấn tượng và dấu ấn nhất của Trần Quốc Toản chính là những dòng, trăn trở và những “bão táp” của tuổi trẻ khi ở độ tuổi 15, 16 với mặc cảm lớn nhất luôn luôn nghĩ rằng người lớn không tin mình, không dám đặt lòng tin vào mình và cho rằng mình làm cái gì cũng không đúng.

Bên cạnh đó là thân phận anh hầu tước nhà quê bị đẩy ra một bên, nếu không đủ can đảm dựng lên một lá cờ thể hiện bản lĩnh của mình thì Trần Quốc Toản mãi mãi là anh hầu tước chìm khuất cho đến kết thúc, mặc dù có thể anh ta sẽ có một gia đình, một mái ấm, sống lâu hơn nhiều so với tuổi thọ nhưng ông ấy đã làm ngược lại.

Nhà văn Lưu Sơn Minh khẳng định mình dựng lại hình ảnh Trần Quốc Toản “không phá” hình ảnh Trần Quốc Toản trong chính sử, nhân vật vẫn sẽ giữ được nét ở chính sử.

Hình ảnh Trần Quốc Toản được thể hiện bởi họa sĩ Thành Phong.

Họa sĩ Thành Phong chia sẻ khi nhận lời vẽ hình ảnh Trần Quốc Toản cũng khá áp lực, bởi trước đó nhiều người đã ấn định Trần Quốc Toản với hình ảnh “bóp nát quả cam” hay “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng” quá ấn tượng, quá phổ biến, ảnh hưởng.

MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng nói rằng khi nhìn ảnh bìa cuốn Trần Quốc Toản được đưa lên facebook thấy sao giống một vị tướng Trung Quốc thế, nhưng đến hôm nay, cầm trên tay cuốn sách thì thấy không còn cảm giác đó. MC nhờ họa sĩ Thành Phong giải thích hộ cảm giác này.

Họa sĩ Thành Phong cho rằng để vẽ tạo hình nhân vật anh phải tìm hiểu lịch sử rất nhiều để xem nhà Trần như thế nào, khác với nhà Lê, nhà Nguyễn… ra sao. Tại hình ảnh Trần Quốc Toản có giáp trụ nên mọi người nghĩ giống Trung Quốc. Điều này chỉ đúng một phần thôi, chứ không hoàn toàn chính xác. Ngoài ra họa sĩ Thành Phong còn cộng tác với nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam Trần Quang Đức để tìm hiểu lịch sử trang phục Việt Nam trong “ngàn năm áo mũ”. Vì vậy, có thể khi mọi người chưa tiếp cận được với những thông tin về trang phục lịch sử nên có cảm giác như vậy.

Hà Anh

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/cua-so-van-hoa/nha-van-luu-son-minh-he-lo-ly-do-phai-viet-lai-tran-quoc-toan-sau-12-nam-243094.html