Nhà giáo có “biệt tài” nghệ thuật thanh nhạc

Từ lâu, âm nhạc đã và đang trở thành một trong những nguồn giải trí được coi là phổ biến và là môt bộ phận không thể tách rời với con người trong xã hội. Đặc biệt, âm nhạc có những tác động rất lớn đến quá trình hình thành cũng như phát triển của con người bởi lẽ âm nhạc làm cho con người ta vơi đi nỗi buồn, giải tỏa muộn phiền và mang lại niềm vui trong cuộc sống.

Nhằm trang bị cho học viên những kiến thức thanh nhạc cơ bản và những kỹ năng để giúp học viên có thể tự tin cất cao tiếng hát trước công chúng, lớp thanh nhạc VLU tự hào là địa chỉ uy tín, chất lượng và giá thành hợp lí trong việc giúp học viên củng cố, luyện tập đúng hướng, phát huy những năng khiếu và làm nổi trội tiềm năng âm nhạc của mỗi cá nhân.

Cô giáo Phạm Hoài Phương – Người thổi hồn vào thanh nhạc

Một tiết dạy thanh nhạc của cô Phạm Hoài Phương

Nhắc tới lớp học thanh nhạc VLU, hẳn nhiều học viên không thể không nhắc tới cô Phạm Hoài Phương – nhà giáo có kinh nghiệm lâu năm trong việc dạy thanh nhạc cho nhiều học viên đạt kết quả cao trong các kì thi, tuyển sinh Đại học.

Cô Hoài Phương đang truyền cảm hứng thanh nhạc cho các bạn học viên

Để có thể biết thêm về lớp học thanh nhạc VLU cũng như những yêu cầu cơ bản cần có khi theo đuổi lớp thanh nhạc, chúng tôi tìm đến cô giáo Phạm Hoài Phương – một trong những giáo viên hàng đầu trong việc đào tạo thanh nhạc tại Việt Nam và cũng là chủ nhiệm lớp học thanh nhạc VLU.

Chia sẻ với với chúng tôi về lí do “bén duyên” với nghề, chúng tôi bắt gặp nụ cười “có hồn” cùng những chia sẻ hết sức đời thường của cô Hoài Phương : “Ngay từ khi còn nhỏ, mình đã nhận thấy âm nhạc đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc biệt là việc nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống và luân lý đạo đức đời thường. Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội tâm, có khả năng tạo ra sự thăng hoa trong tâm hồn, nâng cao ý chí nghị lực trong cuộc sống. Đặc biệt, âm nhạc đã và đang tạo ra nên những cung bậc tình cảm rất tinh tế, thuần hóa tâm thức, đưa con người về với nhân cách vốn có của mình. Nhận thức đúng đắn, tầm quan trọng của âm nhạc với cuộc sống của chính mình nên nhiều năm qua mình đã theo đuổi âm nhạc như chính cuộc sống của mình”…

Cô và trò lớp học VLU trong một buổi liên hoan

Không để câu chuyện bị gián đoạn, chúng tôi tiếp tục hỏi cô về các kĩ thuật cơ bản trong việc luyện thanh nhạc. Cô mỉm cười và tỉ mỉ phân tích khá rõ cho chúng tôi hiểu thêm nhiều điều về thanh nhạc: Thông thường, khi nói nói đến kĩ thuật trong nghệ thuật ca hát, người ta thường nói đến các kĩ thuật cơ bản như: Hát liền giọng, hát âm nảy, hát lướt nhanh, hát to dần và hát nhỏ dần…

Thứ nhất là kĩ thuật hát liền giọng (cantilena): Là cách hát liền tiếng, đều đặn từ âm nọ sang âm kia, tạo nên những câu hát không ngắt quãng. Đây là kĩ thuật hát cơ bản được sử dụng thường xuyên trong các tác phẩm thanh nhạc. Cũng giống như trong các tác phẩm khí nhạc, khi muốn diễn một câu nhạc liên kết, người ta dùng chữ legato hoặc dấu nối. Tuy nhiên, ở đây ngoài ý nghĩa hát giai điệu liên kết, còn có một yêu cầu khác nữa là yêu cầu âm thanh phải thanh thoát và trong sáng. Như vậy, hát liền giọng là cách hát đáp ứng tính chất mềm mại của giai điệu với âm thanh có chất lượng tốt. Đại đa số học viên mới học hát, tiếng hát hay bị rời rạc, không đều đặn và không thanh thoát do không nắm vững được cách hát liền giọng. Đây là một yêu cầu kĩ thuật khó, không thể nắm vững ngay được trong một thời gian ngắn mà phụ thuộc vào sự tiến bộ chung về kĩ thuật của quá trình học tập lâu dài.

Hát liền giọng đòi hỏi phải đáp ứng hai điều kiện: Một là luyện tập cho cơ quan phát âm hoạt động đúng và phù hợp, nghĩa là giọng hát có được những tính chất thiết yếu như vang khỏe, tròn, đều đặn với một hơi thở sâu và tiết kiệm. Hai là phải biết hát liên kết giai điệu. Muốn giải quyết được vấn đề này, ban đầu nên tập những bài có giai điệu đơn giản, sau đó đến những bài phức tạp hơn, rồi đến những bài có giai điệu ổn định, mềm mại. Tập hát những hợp âm, những quãng khác nhau, cố gắng sao cho âm thanh không thay đổi tính chất, nghĩa là giữ cho âm thanh ở một vị trí thống nhất.

Thứ hai là kỹ thuật hát lướt nhanh (passage): Là cách hát những giai điệu linh hoạt, gọn gàng, rõ ràng, tốc độ nhanh, thể hiện tình cảm tươi vui, rộn ràng được viết ở tốc độ nhanh linh hoạt. Bất cứ giọng hát nào cũng có thể hát lướt nhanh và cần tập kĩ thuật hát lướt nhanh này. Kỹ thuật hát lướt nhanh thuận lợi cho các giọng cao và nhẹ nhàng hơn là những giọng trầm. Tập phát triển kĩ thuật hát lướt nhanh chủ yếu bằng những bài tập mẫu âm. Các bài tập mẫu âm luyện nhanh đi từ dễ đến khó, từ ít nốt đến nhiều nốt ở tốc độ nhanh. Thời gian đầu, nên tập với tốc độ vừa phải. Khi đã thuộc giai điệu và phát âm được linh hoạt thì mới tăng dần tốc độ. Tập hát nhanh giúp cho giọng hát phát triển tốt, nhẹ nhàng và linh hoạt, biết tiết kiệm hơi thở và hát được những câu nhạc dài hơn. Ngoài ra, nó còn là biện pháp khắc phục tật hát giọng cổ.

Kĩ thuật hát lướt nhanh còn giúp phát triển âm khu cao của giọng. Chúng ta biết rằng hát những nốt cao ở tốc độ chậm tương đối khó vì dễ gây ra những căng thẳng không cần thiết cho giọng hát. Nhưng nếu hát nhanh, âm thanh sẽ lướt nhanh cùng hơi thở tạo điều kiện hát lên cao dễ hơn. Khi hát lướt nhanh cần chú ý hít hơi thở sâu và nhanh (vì hít hơi chậm sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và làm âm thanh dễ bị nặng nề). Khi đẩy hơi phải nhẹ nhàng, liên tục, không nên tống hơi đột ngột. Khi bật âm thanh phải nhẹ nhàng, dứt khoát. Phải luôn chú ý đến sự chuẩn xác của cao độ, không nên hát một cách hời hợt, lướt qua hoặc bỏ nốt mà phải rõ ràng chính xác từng nốt một cho dù hát với tốc độ nhanh.

Thứ ba là kĩ thuật hát âm nảy (staccato): Là cách hát để diễn tả tình cảm rộn ràng, tươi vui, hoặc tiếng cười, tiếng chim hót… Trong kỹ thuật thanh nhạc, cách hát âm nảy còn tạo điều kiện cho phát triển tốt giọng hát. Chẳng hạn âm nảy làm cho thanh đới và bộ phận truyền âm dần hoạt động linh hoạt; với cách bật âm thanh (attacca) nhẹ nhàng, gọn tiếng sẽ tạo thói quen bật âm thanh đúng khi hát liền giọng. Tập âm nảy còn tạo điều kiện cho việc phát triển âm khu của giọng hát; âm nảy còn sửa được những tật hát sai lệch về âm sắc như hát sâu, gằn cổ.

Khi hát âm nảy, chú ý buông lỏng hàm dưới, không chúm môi lại. Môi trên hơi nhếch lên để hở hàm răng trên như khi cười, càng lên cao càng mở rộng miệng. Vị trí âm thanh phải nông như phát ra từ chân răng hàm trên, hơi thở nén liên tục và đẩy nhẹ nhàng, không bật hơi ra theo từng nốt nhạc, mà cố gắng giữ cho bụng tương đối ổn định và mềm mại. Âm thanh nhẹ nhàng, gọn tiếng, linh hoạt rõ ràng từng âm một, không nên hát to, âm thanh sẽ nặng nề.

Thứ tư là kỹ thuật hát sắc thái to, nhỏ: Là một cách để thể hiện tình cảm của bài hát, tình cảm ấy được thể hiện qua sắc thái to, nhỏ, mạnh, yếu của một nốt nhạc hay cả câu nhạc. Người ta dùng những ký hiệu sau đây để diễn tả sắc thái của bài hát: mạnh, to (forte); yếu, nhỏ (piano); từ nhỏ tới to, to dần (crescendo); từ to tới nhỏ, nhỏ dần (decrescendo). Kỹ thuật hát sắc thái đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tình cảm của tác phẩm thanh nhạc. Khi hát to dần phải chú ý đến hơi thở sâu, đẩy hơi thở đều đặn, liên tục. Cùng lúc ấy miệng phải mở rộng phía trong bằng cách nhấc hàm ếch mềm và buông lỏng hàm dưới. Còn đối với cách hát nhỏ dần phải chú ý đến nén hơi thở, vì nếu buông lỏng hởi thở âm thanh sẽ bị gãy khúc. Khi hát nhỏ, miệng cũng phải giữ độ mở cần thiết để âm thanh khi vuốt nhỏ không bị nghẹt, không bị gãy.

Ngoài ra, còn một số kĩ thuật khác như kĩ thuật hơi thở, vị trí âm thanh, khẩu hình, kĩ thuật nhả chữ, rời tiếng, kĩ thuật luyến láy, kĩ thuật luyến ngắt (portamento), kĩ thuật ngân rung (trill)… Cùng với việc làm tốt các kĩ thuật cơ bản trên, việc hát rõ lời tiếng Việt cũng là một kĩ thuật rất cần thiết cho sinh viên Thanh nhạc, bởi vì khi hát các ca khúc Việt Nam, người ca sĩ bắt buộc phải hát ngôn ngữ Việt chuẩn (giọng Hà Nội) cho dù ca sĩ đó là người thuộc địa phương nào.

Khép lại những chia sẻ và những kĩ thuật trong luyện thanh nhạc cô Phạm Hoài Phương phân tích, chúng tôi nhớ mãi và ấn tượng với cô – một nhà giáo nhiều năm gắn bó với nghề thanh nhạc. Luôn “say” với nghề, luôn “khát” với việc truyền dạy thanh nhạc cho hầu hết các bạn học viên, đó là những gì mà chúng tôi cảm nhận và hiểu từ “cái tâm” cô. Với những sự nỗ lực và sự đóng góp không ngừng mỏi, hi vọng cô Hoài Phương cũng như lớp thanh nhạc VLU của cô sẽ mãi là người bạn “đồng hành”, sát cánh cho mỗi bạn học viên trong mỗi giai điệu, bài hát.

Lớp thanh nhạc VLU – Địa chỉ uy tín, chất lượng cho học viên

Biểu tượng lớp học thanh nhạc VLU do cô Hoài Phương làm chủ nhiệm.

Được thành lập từ năm 2009, lớp thanh nhạc VLU ra đời với mục tiêu đưa Âm nhạc đến gần hơn với mọi người, giúp học viên có năng khiếu về âm nhạc có thể tiếp cận nhanh hơn với những kỹ thuật thanh nhạc cơ bản, chuyên sâu đồng thời giúp các bạn trẻ tiến xa hơn trên con đường âm nhạc chuyên nghiệp và nhanh chóng đạt được ước mơ nghệ thuật của mình. Nhiều năm qua,lớp thanh nhạc VLU đã luôn khẳng định đẳng cấp, thương hiệu và chất lượng đào tạo vượt trội hơn hẳn của mình để góp phần vào sự thành công của từng Học viên, qua từng khóa học.

Tại lớp học thanh nhạc VLU, nhiều học viên đã trưởng thành

Từ ngày thành lập, lớp học VLU đã đào tạo thành công khoảng 2500 học viên. Sau khi học thanh nhạc tại VLU, các thành viên đều lựa chọn theo đuổi con đường âm nhạc chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp để lập nghiệp. Đặc biệt, trong đó có tới 90% học viên dành kết quả cao trong các cuộc thi hát lớn nhỏ trong và ngoài nước. Lớp thanh nhạc VLU đã có rất nhiều tên tuổi “ghi danh” tại cuộc thi, một trong những tên tuổi sáng giá đó phải kể tới: Nguyễn Trúc Nhân (The Voice 2012), Đào Bá Lộc (The Voice 2012), Đặng Thị Mỹ Linh (BeU Honda 2014) và bạn Hoàng Hồng Phi Long đoạt giải quán quân cuộc thi hát sinh viên năm 2015 do lớp thanh nhạc tổ chức…

Tham gia các kì thi tiếng hát trong và ngoài nước

Không chỉ dạy thanh nhạc, lớp học VLU còn tự hào có môi trường học tập lí thú, vui nhộn cho các học viên trong việc phát triển đầy đủ cả về năng lực và thể chất: trò chơi âm nhạc trong lớp, sinh hoạt âm nhạc ngoài trời, Mùa Hè Xanh, ngày hội sinh viên… Bằng những kĩ năng, nghiệp vụ chuyên nghiệp trong việc dạy thanh nhạc cùng hệ thống cơ sở vật chất của lớp học đầy đủ và hiện đại, chắc chắn lớp thanh nhạc VLU sẽ giúp học viên hát chuẩn, hát hay, thậm chí rất hay những bài tủ đúng với tông giọng . Rất đơn giản, chỉ sau 1,5 - 2 tháng tại lớp học thanh nhạc VLU với khóa thanh nhạc cơ bản, là học viên có thể năm được những kiến thức căn bản về thanh nhạc: biết cách lấy hơi chuẩn và vững, mở khẩu hình chuẩn, hát đúng giai điệu và cao độ.

Bạn Hoàng Hồng Phi Long – người đạt giải quán quân trong cuộc thi tiếng hát sinh viên 2015

Đặc biệt, với từng khóa đào tạo, Học viên sẽ được tiếp cận với một phương pháp dạy và học Âm nhạc, thanh nhạc hoàn toàn mới; linh hoạt trong từng mẫu luyện tập, thích ứng với từng học viên và nhanh chóng khắc phục một cách tối đa những nhược điểm; phát huy tối đa ưu điểm của từng Học viên. Bên cạnh đó, đến với lớp học thanh nhạc VLU, Học viên sẽ được "truyền lửa”, truyền cảm hứng và được trang cho mình bị một nền tảng vững chắc nhất, bài bản nhất về chuyên môn trong khoảng thời gian ngắn nhất và với một mức chi phí không thể hợp lý hơn. Tin tưởng rằng lớp thanh nhạc VLU luôn tạo được thế cân bằng và đạt được sự hài hòa giữa kỹ thuật và cảm xúc trong lĩnh vực đào tạo Âm nhạc nói chung, Thanh nhạc nói riêng, tạo được hiệu quả như mong muốn cho số đông học viên; xứng tầm là TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỆ THUẬT CHẤT LƯỢNG CAO và làm hài lòng ngay cả những Học viên cũng như những phụ huynh khó tính nhất.

MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ: LỚP HỌC THANH NHẠC VLU

Địa chỉ: 45 Nguyễn Khắc Nhu, phường Cô Giang, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Facebook: Lớp thanh nhạc VLU

Khánh Ly

Nguồn PL&XH: http://phapluatxahoi.vn/doi-song/nha-giao-co-biet-tai-nghe-thuat-thanh-nhac-112887