Nguyên liệu bí mật: Sự thật đằng sau ‘thực phẩm giả’ của Trung Quốc

Nói chung, đánh giá mức độ của vấn đề thực phẩm giả của Trung Quốc là rất khó khăn. Nhiều vụ bê bối xảy ra khiến người tiêu dùng hoang mang, hoài nghi và không tin tưởng ai.

Chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để giúp cơ thể và tinh thần luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu thực phẩm bạn mua không phải là thực phẩm thật 100% thì sao?

“Thực phẩm giả’ là một thuật ngữ thường được gắn liền với Trung Quốc nhưng nó cũng được sử dụng để mô tả hàng loạt các vấn đề khác nhau: từ sản phẩm đóng gói kém chất lượng của các nhãn hiệu nổi tiếng đến những loại thực phẩm đã qua quá trình pha trộn hoặc thayd dổi, thậm chí, hàng hóa nhân tạo hoàn toàn như trứng giả. Vấn đề này trở nên phổ biến như thế nào? Và sự thật đằng sau chúng là gì?

Hương vị của mật ong?

Trong hàng loạt vụ bê bối thực phẩm của Trung Quốc những năm gần đây, người tiêu dùng không thể không quan tâm đến vụ mật ong. Vào năm 2013, theo một cuộc điều tra của Jinan Times, ngành công nghiệp mật ong Sơn Đông đã xuất hiện một vấn đề lớn. Song Xinjang, Chủ tịch Hiệp hội Apiculture Sơn Đông, cho biết: “Hiện nay, 60 đến 70% sản phẩm mật ong trên thị trường là giả”. Giới chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm 4 thương hiệu mật ong nổi tiếng với các sản phẩm được mua tại một siêu thị Tế Nam. Theo báo cáo, hai trong số các mẫu thử nghiệm đã bị pha loãng: một sản phẩm mật ong bị pha với xi-rô củ cải đường, một sản phẩm mật ong bị pha với xi-rô gạo.

Xi-rô đường có giá rất rẻ và người tiêu dùng hầu như không thể phân biệt được hỗn hợp pha trộn mật ong với một loại xi-rô nào đó. Thị trường mật ong tại Trung Quốc cũng đã tự làm mất đi vị thế bởi vì các chuyên gia phát hiện có thành phần thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Biến đổi khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi số lượng ong bắp cày khổng lồ châu Á, loài chuyên làm hại ong mật.

Độ uy tín suy giảm của mật ong Trung Quốc đã lan rộng trên toàn thế giới. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Mỹ, các sản phẩm mật ong của Trung Quốc đã bị cấm tại châu Âu và xuất khẩu sang Mỹ dưới danh nghĩa các sản phẩm được đóng gói tại Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Đài Loan. Tuy nhiên, giới chức đang gặp phải một số vấn đề: kiểm tra chất lượng sản phẩm có chi phí cao và vì mật ong có thể được bán dưới dạng thuốc hoặc sản phẩm nông nghiệp nên nó có thể tránh cá quy định về thực phẩm.

Thịt chuột và đậu

Mật ong trở thành sở thích của hầu hết của mọi người tiêu dùng. Đơn giản vì đó là một thực phẩm có giá trị cao và trông “sạch” mặc dù chúng đã bị pha trộn. Nhưng sản xuất đậu giả còn hấp dẫn những kẻ lừa đảo hơn.

Trước đó, tại Hồ Nam và Quảng Đông, giới chức phát hiện một số người ngâm đậu khô và đậu nành trong nước, màu thực phẩm và sodium metabisulfite (một chất chống oxy hóa và chất bảo quản). Quá trình này giúp đậu trở nên tươi và xanh lâu hơn mặc dù chúng không mềm hơn khi luộc và chuyển nước sang màu xanh lá cây. Trong khi đó, màu thực phẩm sử dụng là một chất gây nguy hiểm.

Thịt giả cũng là một vấn nạn lớn. Nhiều người tiêu dùng đã phát hiện trường hợp thịt lợn giá rẻ được biến thành thịt bò bằng cách ngâm hóa chất. Trong năm 2013, cảnh sát ở Tây An đã thu giữ hơn 20 tấn thịt bò giả. Thậm chí, lực lượng chức năng bảo vệ người tiêu dùng đã phát hiện nhiều cơ sở bán thịt chuột, cáo, thịt chồn nhưng lại quảng cáo là thịt cừu.

Quả óc chó

Sản phẩm giả mạo quả óc chó là hành vi trắng trợn. Trong năm 2012, một người dân Chương Châu mua một túi quả óc chó trên phố. Khi mang về nhà và sử dụng sản phẩm, người này phát hiện trong túi toàn cục bê tông. Vỏ được nhồi bằng giấy để giữ bê tông, sau đó dán lại với nhau.

Cảnh sát đã phải vào cuộc để điều tra hàng loạt các vụ óc chó giả mạo, tránh tình trạng lan rộng.

Thịt lợn giả làm từ bìa các tông và gạo nhựa

Năm 2007, một nhà báo tại Bắc Kinh đã sáng tạo ra một câu chuyện vê một ông chủ nhà hàng thay thế thịt lợn bằng bìa các tông ngâm trong chất béo và hương hiệu. Sau đó, các nhà chức trách đã bắt đầu điều tra và phát hiện đó chỉ là một câu chuyện không có thật. Tuy nhiên, người tiêu dùng Bắc Kinh không tin vào kết quả điều tra của giới chức và nghi ngờ chính phủ che đậy sự thật.

Nói chung, đánh giá mức độ của vấn đề thực phẩm giả của Trung Quốc là rất khó khăn. Nhiều vụ bê bối xảy ra khiến người tiêu dùng hoang mang, hoài nghi và không tin tưởng ai. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của internet càng khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng. Câu chuyện về loại gạo làm từ khoai tây và nhựa xuất hiện. Sau đó, nó lan rộng khắp thế giới. Tuy nhiên “gạo nhựa” là một thuật ngữ được sử dụng trong các ngành công nghiệp nhựa để mô ta những viên nhựa được chuẩn bị nấu chảy và định hình. Giới chức cho rằng có lẽ đây là nguồn gốc của tin đồn.

Trứng giả

Cư dân mạng tiếp tục nghi ngờ khi xuất hiện câu chuyện về trứng nhân tạo. Những quả trứng làm từ hóa chất công nghiệp. Vỏ, giống như vỏ sò tự nhiên, chủ yếu gồm canxi cacbonat, lòng trắng và lòng được làm từ axit alginic (một chất có nguồn gốc từ rong biển, thường được sử dụng làm chất phụ gia trong thực phẩm), gelatin, kali phèn (một khoáng chất trong tự nhiên được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc), clorua canxi (một chất phụ gia thực phẩm) và chất tạo màu thực phẩm. Các thành phần này chủ yếu là vô hại nhưng chúng có ít hoặc hầu như không có giá trị dinh dưỡng.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Cảnh báo

Ái Lê

Nguồn Người Tiêu Dùng: http://www.nguoitieudung.com.vn/nguyen-lieu-bi-mat-su-that-dang-sau-thuc-pham-gia-cua-trung-quoc-d48645.html