Nguy hiểm tàu pháo kích bờ biển, đảo của Trung Quốc

Một số tàu chiến Trung Quốc đã được gỡ bỏ hệ thống tên lửa chống hạm và thay thế bằng các pháo phản lực để hỗ trợ chiến dịch đánh chiếm biển, đảo.

Hoàng Lê

Báo mạng Sina mới đây đăng tải loạt ảnh về hoạt động tập trận đổ bộ đường biển của Hải quân Trung Quốc. Đáng lưu ý trong loạt ảnh này có sự xuất hiện của các giàn phóng pháo phản lực trên một tàu chiến đang khai hỏa về hướng mục tiêu giả định.

Theo một số nguồn tin, một số tàu chiến Trung Quốc thuộc thế hệ cũ đã được thay đổi hệ thống vũ khí tên lửa chống hạm bằng pháo phản lực để phục vụ cho các hoạt động pháo kích bờ biển, đảo trong các chiến dịch đổ bộ đường biển. Điển hình là chiếc tàu Jiujiang (516) thuộc lớp Giang Hộ 1 Type 053H của Hạm đội Đông Hải.

Tàu hộ vệ Jiujiang (516) đã gỡ bỏ toàn bộ tên lửa chống hạm và thay bằng pháo phản lực phóng loạt cỡ 122mm. Có tới 5 bệ pháo 122mm cỡ 40 nòng (hoặc có thể hơn) được bố trí trên một tàu cỡ 2.000 tấn. Tuy pháo phản lực có độ chính xác kém nhưng nó cực kỳ hiệu quả trong pháo kích mục tiêu diện rộng, hủy diệt lớn, gây hoang mang cho đối phương.

Ngoài ra, loại tàu chiến này còn có hai pháo hạm nòng kép 100mm.

Cùng các bệ pháo phòng không 37mm có thể hạ nòng bắn thẳng các mục tiêu ven bờ hoặc trên biển.

Ảnh lính Trung Quốc diễn tập trên tàu hộ vệ loại Type 053H.

Tuy được đóng từ những năm 1970, nhưng đa số chúng đều được hiện đại hóa với hệ thống điện tử kiểu mới.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nguy-hiem-tau-phao-kich-bo-bien-dao-cua-trung-quoc-665980.html