Nguy hiểm cực kỳ ngư lôi 'cá mập' của tàu ngầm Indonesia

Ngư lôi Black Shark (cá mập đen) mà Indonesia muốn trang bị cho các tàu ngầm Type 209/1400 của mình có tầm bắn đến 50km, chúng rất nguy hiểm.

Tạp chí Jane's mới đây dẫn lời quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Indonesia cho hay, các tàu ngầm Type 209/1400 thế hệ mới của hải quân nước này sẽ được trang bị ngư lôi hạng nặng dẫn đường cáp quang Black Shark thế hệ mới, đặc biệt nguy hiểm. Nguồn ảnh: defence-studies

Tạp chí Jane's mới đây dẫn lời quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Indonesia cho hay, các tàu ngầm Type 209/1400 thế hệ mới của hải quân nước này sẽ được trang bị ngư lôi hạng nặng dẫn đường cáp quang Black Shark thế hệ mới, đặc biệt nguy hiểm. Nguồn ảnh: defence-studies

Thông tin về thương vụ này được cung cấp bởi Phó Đô đốc Widodo trong một cuộc triển lãm quốc phòng nội địa diễn ra ở Jakarta. "Có khả năng chúng tôi sẽ có các ngư lôi Black Shark vào cuối năm nay", Phó Đô đốc Widodo tuyên bố trên kênh Metro TV. Nguồn ảnh: Leonardo

Black Shark là một trong những loại ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm tiên tiến nhất hiện nay do tập đoàn quốc phòng WASS - Whitehead Sistemi Subacquei S.p.A. của Italy sản xuất, trang bị cho các tàu ngầm của khối NATO và các quốc gia sử dụng hệ tàu ngầm của phương Tây. Hiện nay, chúng được tích hợp chủ yếu cho các tàu ngầm Type 209 và Type 214 của Đức, tàu ngầm Scorpene và tàu ngầm hạt nhân tấn công Barracuda (Pháp). Nguồn ảnh: Pinterest

Theo nhà thiết kế, Black Shark (cá mập đen) có tuổi thọ lên tới 20 năm, có thể triển khai chống các mục tiêu dưới mặt nước (tàu ngầm) và cả trên mặt nước (tàu mặt nước), có thể triển khai bắn từ tàu ngầm, tàu mặt nước và thậm chí bắn được cả từ đất liền. Nguồn ảnh: Defence.pk

Ngư lôi Black Shark có chiều dài tới 6,3m, đường kính thân 533,4mm, trang bị đầu đạn nổ mạnh STANAG 4439 và MURAT-2. Nguồn ảnh: Pinterest

Ngư lôi được thiết kế với hệ thống động cơ điện, sử dụng các pin năng lượng từ oxit bạc và nhôm (AI-AgO). Nó có thể đạt tốc độ hành trình khá cao 50 hải lý/h, tầm hoạt động hiệu quả tới 50km. Nguồn ảnh: Pinterest

Cận cảnh bộ phận “chân vịt kép” của ngư lôi “cá mập đen” - hệ thống đẩy này được quảng cáo là đem lại tốc độ cao cho ngư lôi, nhưng giảm đáng kể tiếng ồn phát ra. Nghĩa là tàu ngầm đối phương sẽ khó phát hiện ra “cá mập đen” để tiến hành đối phó. Nguồn ảnh: Pinterest

Hệ thống dẫn đường của ngư lôi Black Shark cũng được đánh giá là rất hiện đại.- nó được trang bị cảm biến dò tìm sóng chấn động áp lực tạo ra bởi các con tàu di chuyển trên mặt nước. Đặc biệt, loại cảm biến trên Black Shark có thể phân loại được mục tiêu (hiện đại hơn Type 53-65 của Nga không phân biệt được địch - ta). Ngoài cảm biến riêng này, ngư lôi còn có thể nhận lệnh dẫn đường từ tàu ngầm thông qua cáp quang. Nguồn ảnh: Pinterest

Như đã đề cập, ngư lôi Black Shark sẽ được trang bị cho bộ 3 tàu ngầm tấn công Type 209/1400 hay còn gọi là lớp Nagapasa do hàn Quốc chế tạo cho Hải quân Indonesia. Lưu ý, Type 209 là thiết kế của HDW Đức, nhưng được Hàn Quốc mua giấy phép sản xuất và cải tiến với tên gọi "lớp Chang Bogo". Nguồn ảnh: Dimas Bagus Parasdya dimasbagus

Tàu ngầm tấn công Type 209/1400 có lượng giãn nước toàn tải 1.400 tấn, dài 61m, rộng 6,3m, thủy thủ đoàn 33 người. Nguồn ảnh: Dimas Bagus Parasdya dimasbagus

Tàu ngầm trang bị 4 động cơ diesel MTU Type 8V396 SE cùng hệ thống động cơ điện Siemens cung cấp tốc độ 11 hải lý/h khi nổi và lên tới 21,5 hải lý/h khi lặn. Tầm hoạt động của nó lên tới 20.000km với tốc độ 10 hải lý/h khi nổi, tới 15.000km nếu dùng ống thở và 740km nếu lặn hoàn toàn. Đáng chú ý, độ sâu hoạt động của nó vượt xa Kilo 636 - tới 500m, dự trữ hành trình cũng tới 50 ngày (Kilo 636 45 ngày). Nguồn ảnh: Dimas Bagus Parasdya dimasbagus

Về vũ khí, tàu ngầm Type 209 trang bị tới 8 ống phóng ngư lôi 533mm với cơ số 14 quả đạn ngư lôi và có thể tích hợp phóng tên lửa hành trình Harpoon. Nguồn ảnh: detik.com

An Ninh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nguy-hiem-cuc-ky-ngu-loi-ca-map-cua-tau-ngam-indonesia-922076.html