Nguồn gốc của bút chì đen, bút chì màu

Bút chì được sản xuất lần đầu tiên tại Nürnberg (Đức), năm 1662. Lõi bút chì làm bằng than chì (graphite) và vỏ làm bằng gỗ hoặc giấy ép...

* Ai nghĩ ra cách làm bút chì đen và bút chì màu?

Bạn Trương Quang Thọ (huyện Cái Bè, Tiền Giang)

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia và một số tài liệu khác thì từ thời cổ La Mã, các học giả tôn giáo chuyên nghiệp đã sử dụng thanh kim loại gọi là stylus để viết trên giấy làm từ vỏ cây papyrus. Than chì graphite được lịch sử ghi nhận sử dụng từ năm 1564 tại Borrowdale, Anh.

Bút chì được sản xuất lần đầu tiên tại Nürnberg (Đức), năm 1662. Lõi bút chì làm bằng than chì (graphite) và vỏ làm bằng gỗ hoặc giấy ép. Bút chì hiện đại còn có thêm loại bút chì bấm và bút chì nhiều mũi.

Tên gọi bút chì có thể xuất phát từ loại bút có lõi chì (kim loại) mà người Roman cổ đại dùng để viết trên giấy papyrus. Ruột bút chì (loại thường) trong sản xuất công nghiệp thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn trộn với nước để tạo các sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh.

Sau đó, nửa phần vỏ bút còn lại được gắn lên trên và ép lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán. Bút chì đen thường có các ký hiệu HB. Cái số đó, là chỉ độ cứng và đen của bút chì. H là viết tắt của Hard (cứng, rắn). B chỉ Black (đen), còn F là Fine (mịn, có thể gọt rất nhọn mà không gãy, cái này khá hiếm gặp).

Bút nào càng đen thì thường lại càng mềm (mềm thì ruột chì mới ra nhiều khi ta ấn, tạo nên độ đen).

Có hai loại bút chì: bút chì thường màu đen và bút chì màu có nhiều màu sắc. Bút chì đen thường được sử dụng để viết nháp hoặc tập viết còn bút chì màu được dùng trong hội họa, tô màu là chủ yếu. Ngày nay nhiều loại bút chì màu được làm từ các hỗn hợp nhân tạo. Hỗn hợp này chứa đất sét trộn thêm với các chất màu khác nhau.

gs.ngnd nguyễn lân dũng

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/nguon-goc-cua-but-chi-den-but-chi-mau-post176590.html