Người Nghi Thái giữ 'hồn' nghề đan lát

xA0;Xã hội càng phát triển, nhu cầu sử dụng vật dụng trong gia đình như rổ, rá, dần, sàng … bằng tre nứa đang dần ít đi, thay thế bằng những vật dụng bằng nhựa và inox. Thực tế này khiến nhiều làng nghề đang dần bị mai một. Thế nhưng với tâm huyết yêu nghề, nhiều làng ở xã Nghi Thái (huyện Nghi Lộc) vẫn giữ được nghề đan lát truyền thống.

Xã Nghi Thái hiện có gần 30 hộ làm nghề đan lát, chủ yếu tập trung ở 2 xóm Thái Hòa và Thái Thọ. Sản phẩm chủ yếu là nong, nia, thúng, mủng, dần, sàng…phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đây là nghề truyền thống được duy trì qua nhiều thế hệ.

Xã Nghi Thái hiện có gần 30 hộ làm nghề đan lát, chủ yếu tập trung ở 2 xóm Thái Hòa và Thái Thọ. Sản phẩm chủ yếu là nong, nia, thúng, mủng, dần, sàng…phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đây là nghề truyền thống được duy trì qua nhiều thế hệ.

Nguyên liệu đan lát chủ yếu bằng tre, nứa lùng và mây. Tùy vào từng loại hàng mà kỹ thuật đan và giá cả cũng hoàn toàn khác nhau. Đối với loại sản phẩm thưa như dần, sàng, rổ… không đòi hỏi quá nhiều công sức và độ tỉ mỉ.

Trung bình mỗi ngày một gia đình có thể đan từ 17 đến 20 cái mẹt. Mỗi cái được bán 17.000 đồng.

Các bộ phận như vành nong, nia đều được hun khói tạo hình và tạo độ bền. Đây cũng được xem là bí quyết để sản phẩm giữ được màu sắc qua thời gian.

Nhiều sản phẩm cần thẩm mỹ và độ bền đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người đan. Nứa lùng phải được chẻ ra thành các thanh nhỏ và vót đều tay.

Một bó nguyên liệu chuẩn bị được đưa vào đan.

Ông Doãn Hữu Bình cho biết: “Tôi bắt đầu học nghề đan lát từ năm 7 tuổi. Thu nhập bình quân mỗi tháng từ 3 - 4 triệu đồng. Tuy chỉ là nghề phụ nhưng tạo công việc ổn định đồng thời góp phần gìn giữ nét nghề truyền thống của cha ông để không bị mai một”.

Công đoạn đan đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của đôi tay.

Mỗi sản phẩm dường như đều lưu lại dấu ấn của người nghệ nhân. Chính nhờ sự tinh tế, bền chắc của sản phẩm mà người dân Thái Hòa và Thái Thọ còn giữ được nghề đan lát cho đến ngày hôm nay.

Công việc này còn là niềm vui với nhiều nông dân lúc nhàn nông.

Sản phẩm đan lát của người dân xã Nghi Thái được bán rộng rãi ở khắp các chợ trong địa bàn tỉnh…Mỗi sản phẩm có giá từ 17.000 - 20.000 đồng, còn đối với các sản phẩm mỹ nghệ đòi hỏi sự tinh xảo có giá cao hơn, từ 150.000 đến 200.000đ.

Vương Vân

TIN LIÊN QUAN

Nguồn Nghệ An: http://baonghean.vn/nghe-an-dat-va-nguoi/201610/nguoi-nghi-thai-giu-hon-nghe-dan-lat-2749197/