Người dân phải được giám sát chi tiêu công

Minh bạch hóa chi tiêu là một trong những biện pháp quan trọng để giảm thất thoát ngân sách Nhà nước song vấn đề này không đơn giản. Vậy làm thế nào để minh hóa được chi tiêu? PV lược trích ý kiến một số chuyên gia về vấn đề này.

Các ý kiến được ghi bên lề Hội thảo "Công khai minh bạch ngân sách Nhà nước 2015” do hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển phối hợp với cùng Liên minh Minh bạch Thuế và Ngân sách (BTAP) tổ chức mới đây tại Hà Nội.

TS. Nguyễn Chí Dũng - Chuyên gia nghiên cứu của Ủy ban Pháp chế - Quốc Hội: Cần minh bạch hình thức xử lý vi phạm: “Mặc dù Luật Ngân sách đã có quy định về công khai ngân sách nhưng chưa quy định rõ công tác đánh giá và trách nhiệm giải trình các số liệu công khai của các bên liên quan. Thiếu các quy định về việc kiểm tra, thanh tra các đối tượng có liên quan trong việc thực hiện chế độ công khai ngân sách Nhà nước, chưa quy định rõ về các hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm.”

Quang cảnh buổi tọa đàm "Công khai minh bạch ngân sách Nhà nước”.

PGS.TS Bùi Thị An – Phó Chủ Tịch hội Hóa học Việt Nam - Viện Trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng, Đại biểu Quốc hội khóa 13: Gắn với cơ chế giải trình: “Công khai thông tin cần phải gắn với cơ chế giải trình là nhu cầu cấp thiết của người dân về vấn đề này.

Vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, tổ chức cần được coi trọng. Thêm vào đó, cần tăng thông tin, được trình bày dễ hiểu hơn, đến cho từng người dân để họ có cơ hội tham gia. Vì thế, cần bổ sung thêm các tiêu chí hạng mục công khai trong "Bảng thông tin ngân sách địa phương" cho đối tượng là người dân.”

Giáo sư Võ Đại Lược – nguyên Viện Trưởng Viện Kinh tế Trung ương: Tăng cường sự tham gia của công chúng vào quy trình ngân sách: “Về phía người dân chỉ quan tâm và tham gia vào các chương trình, dự án có sự đóng góp nguồn lực như tài chính, nhân công, đất đai…của nhân dân địa phương mà không hoặc ít quan tâm đến các chương trình đầu tư 100% vốn ngân sách Nhà nước.

Theo đó, đưa ra kiến nghị cần có cơ chế cho sự tham gia của người dân, cộng đồng trong các khâu của quy trình kế hoạch ngân sách ở cấp cơ sở như công khai thông tin về dự toán ngân sách phân bổ cho địa phương đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, phân cấp ngân sách gắn với trao quyền để sử dụng ngân sách có hiệu quả và công khai thông tin các hạng mục công trình đầu tư trên địa bàn xã, thôn để người dân nắm bắt thuận lợi cho công tác giám sát.”

Tuệ Liên

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/nguoi-dan-phai-duoc-giam-sat-chi-tieu-cong-44459.html