'Ngôi nhà hạnh phúc' của những cụ già bán vé số

'Ngôi nhà hạnh phúc' nằm khuất trong một con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Văn Cừ, nhiều người biết đến nơi đây với tên gọi khác khá dễ nhớ là 'ngôi nhà vé số'

TIN LIÊN QUAN

Cha đẩy xe đưa con bại não đi bán vé số ở Sài ...

Không ai cho ai không cái gì ư? Hãy xem bức ảnh này ...

Tấm chân tình của cụ ông 25 năm bán vé số nuôi vợ ...

Viết tiếp câu chuyện tình người trên đất SG: 'Người đặc biệt' của ...

Ngôi nhà số 24/22A Nguyễn Văn Cừ (phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM) từ nhiều năm nay đã trở thành nơi che mưa nắng của một 'đại gia đình' những người đồng hương Phú Yên vào Sài Gòn bán vé số chung sống. Có đến đây mới chứng kiến được cuộc sống khó khăn của họ nhưng vẫn đầy ấp tình thương và tiếng cười.

Căn nhà rộng khoảng 25m2, có gác là nơi những cụ già đồng hương Phú Yên bán vé số trú ngụ. Họ là những người cùng chung cảnh khốn khó, già cả, tật nguyền.

Để có chỗ sinh hoạt, phía ngoài căn nhà được tận dụng để treo đồ đạc, những chiếc xe lăn hư, cũ.

'Cuộc sống ở quê nghèo khó nên chúng tôi đành rời quê hương vào đây mưu sinh và sống chung với nhau để giảm tối thiểu chi phí đắt đỏ tại thành phố' - bà Trần Thị Hường (81 tuổi) ngậm ngùi chia sẻ

Thời điểm đông nhất 'Ngôi nhà hạnh phúc' có đến 37-38 người chung sống. Một năm họ thường thay phiên nhau về quê nửa tháng rồi trở lại công việc bán vé số mưu sinh.

Ông Ngô Văn Tiến (51 tuổi, quê Phú Yên), người đứng ra thuê nhà, tâm sự: Do mọi người ban ngày đều đi làm, chỉ có trưa và tối mới về đây để ngủ nên mọi người ở chung như vậy. Ở đông, mỗi người một ít chia nhau sẽ tiết kiệm được chi phí'

Không gian sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ của các cụ già khá chật, đồ đạc phải treo khắp tường từ ngoài vào trong nhà. Trời nắng, giữa trưa, căn nhà trở nên ngột ngạt, nóng bức.

Sau giấc ngủ trưa ngắn ngủi, ông Tiến đến đại lý lấy vé số về chia cho các cụ để chuẩn bị buổi chiều cùng nhau đi bán.

Các cụ cẩn thận xếp lại từng xấp trước khi đi bán.

Trước khi đi bán, bà Trần Thị Hường (81 tuổi) thắp hương, cầm xấp vé số cầu xin thần tài phù hộ buôn bán may mắn.

Một số người lớn tuổi không khỏe, sẽ đi bán sau nên tranh thủ ngủ thêm đến chiều.

Cô Lựu (58 tuổi) do đi nhiều, chân đau nên trước khi đi bán cô phải dùng dầu xoa bóp.

Trong khi đó Bà Lê Thị Hương (82 tuổi) phải dùng bao ni lông quấn phần chân bị cụt vì sợ mưa ướt khi ra đường.

Khoảng 3h chiều, chị Lơ hâm nóng thức ăn, dọn ra cho các cụ ăn để đi bán buổi chiều tối.

Mọi người quây quần bên nhau cùng ăn cơm, đây cũng là bữa ăn chính trong ngày của cả nhà.

Bữa cơm đạm bạc nhưng ai cũng vui vẻ.

Sau khi ăn cơm xong, những người khỏe sẽ tiếp tục đi bán, những người còn lại thì đi bán lúc 5h chiều. Trong ảnh bà Ba Sen dìu chú Nguyễn Phải (71 tuổi) bị mù đi bán. Mỗi ngày, chú Phải đi bán từ lúc 3h chiều đến khuya mới về nhà.

Căn nhà chật hẹp, thiếu thốn nhưng luôn đầy ắp tiếng cười.

Theo Hoàng Triều/Nld.com.vn

Nguồn Tiin: http://tiin.vn/chuyen-muc/song/ngoi-nha-hanh-phuc-cua-nhung-cu-gia-ban-ve-so.html