Ngoại trưởng Mỹ lại sang Nga bàn về Ukraine: Đồng lòng?

Ngoại trưởng John Kerry sẽ có chuyến thăm Nga trong tuần này để cùng bàn về tình hình Ukraine, Syria.

Ngày 24/8, người phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ cho biết Ngoại trưởng John Kerry sẽ gặp người đồng cấp Mỹ Sergei Lavrov vào ngày 26/8 tới tại Geneva để thảo luận về các cuộc xung đột ở Syria và Ukraine.

Hiện, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang ở thăm Negeria, hôm 22/8 đã bày tỏ hy vọng hội đàm với ông Lavrov trong tuần này.

Các chuyến thăm và cuộc điện đàm với Nga của Ngoại trưởng Mỹ đang tăng lên nhanh chóng với tần suất khá gần nhau.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Chuyến thăm Nga sắp tới vào hôm 26/8 được thông báo sau khi tình hình Ukraine có các bước tiến chuyển đặc biệt.

Phía Điện Kremlin thông báo rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thảo luận về cuộc xung đột Ukraine với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc.

Nội dụng cuộc thảo luận vẫn nhắm tới cuộc chiến ly khai ở miền Đông Ukraine và triển vọng tiếp tục duy trì hòa ước Minsk.

Phía Điện Kremlin cho rằng, việc Nga phát hiện âm mưu tấn công có chủ đích vào bán đảo Crimea do bàn tay của "những kẻ phá hoại Ukraine" đạo diễn nên đang gây bất lợi cho cuộc đàm phán 4 bên vốn có trước đó theo định dạng Normandy bao gồm Nga- Đức- Pháp- Ukraine.

Chính Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên án cách lựa chọn "khủng bố" chứ không phải hòa bình đối với Nga của Ukraine và khẳng định sẽ không có cuộc gặp 4 bên nào nữa ở bên lề G-20.

Việc Kremlin tuyên bố sẽ có cuộc gặp 3 bên mà không có Ukraine này cũng không nằm ngoài dự đoán.

Nhiều chuyên gia quân sự đã bình luận rằng, Nga thực chất chỉ đang nhắc nhở phương Tây chú ý hơn tới miền Đông Ukraine bởi ở đó còn trông chờ diễn biến hòa bình chứ không chỉ là cuộc chạy đua vũ trang mà cả Nga và NATO đang âm thầm theo đuổi.

Việc phương Tây thể hiện sự quan tâm hơn bằng cách chấp nhận một cuộc thảo luận 3 bên cho các khả năng thực hiện tiến trình hòa bình ở Đông Ukraine cho thấy những nỗ lực hàn gắn trong quan hệ với Nga.

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hôm 24/2 vừa qua đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng tái lập quan hệ với Moscow để cùng nhau chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế- một động thái không lấy gì làm thân thiện với Ukraine.

Xu hướng thân Nga đang nhen nhóm ở Pháp. Ảnh: Cựu Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy

Nguồn tin của tờ báo Izvestia trong Đảng Cộng hòa Pháp dẫn lời: "Ba tháng trước, mọi người chỉ nghĩ về nền kinh tế, các vấn đề xã hội và mức độ thất nghiệp ở nước này. Hôm nay, các đối tượng chính lại là cuộc chiến chống khủng bố, an ninh và bảo vệ biên giới quốc gia".

"Việc thay đổi sự ưu tiên và nhu cầu chống lại các mối đe dọa đang ngày càng tăng lên và khó kiểm soát đã buộc ứng viên phải xem xét lại thái độ của họ với Nga. Mọi người đều hiểu rằng chỉ trong sự hợp tác với Nga, các lực lượng Hồi giáo cực đoan có thể bị đánh bại", nguồn tin nói thêm.

Có thể thấy, việc gia tăng mối quan hệ thân Nga là điều Đảng Cộng hòa Pháp đang hướng tới.

Trong khi ông Nicolas Sarkozy cũng đang có ý định sẽ tranh cử Tổng thống Pháp vào nhiệm kỳ tới.

Không chỉ lấy Pháp để đại diện cho cả châu Âu nhưng trong cuộc xung đột ở Đông Ukraine, vai trò của phương Tây dường như chỉ thực hiện ý đồ của Mỹ đã không cần bàn cãi. Dẫu vậy, đứng trước các thái độ giảng hòa về mặt ngoại giao giữa 3 bên đang cho Mỹ thấy một sự công khai trong ủng hộ và lắng nghe tiếng nói Nga về hòa bình ở Đông Ukraine.

Khi đó, điều mà Mỹ luôn trông chờ ở Ukraine sẽ trên đà dần tan vỡ. Phía Mỹ theo quan điểm của nhà triết học, nhà sử học và đồng thời là nhà báo Nga- ông Shamil Sultanov, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược "Nga- Thế giới Hồi giáo" cho rằng- là bên luôn muốn Nga là bên nổ súng trước trong hàng loạt những gia tăng quân sự gần đây gần biên giới Ukraine.

Lên tiếng kêu gọi Nga- Ukrane kiềm chế nhưng bản chất Mỹ vẫn mong muốn bên cạnh các đồng minh châu Âu trên bàn đàm phán Normandy vẫn phải là một Tổng thống Ukraine - một người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn ở Ukraine, những người sẽ không thảo luận về bất cứ điều gì với Moscow.

Trong khi thực trạng "chế độ của Ukraine hiện đang xuống cấp. Những kẻ cực đoan Ukraine đang ngày càng trở nên mạnh hơn và việc họ lên nắm quyền chỉ là vấn đề thời gian", phía Mỹ đã thấy le lói các phản ứng của phương Tây trong việc nhân nhượng xem xét các phản ứng của Nga ở Ukraine.

Điều này thôi thúc Ngoại trưởng Mỹ sẽ có các bước đi gần hơn nữa trong việc bàn luận với Nga "về tương lai hòa bình ở Ukraine" và điều đó thực sự đã xảy ra.

Đông Phong

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ngoai-truong-my-lai-sang-nga-ban-ve-ukraine-dong-long-3317188/