Nghiên cứu chấn động: Chúng ta thật sự có khả năng yêu nhiều người cùng lúc!

Nghe có vẻ lăng nhăng và 'vô đạo đức' nhưng đây là sự thật!

Trong bài nói chuyện “Why we love, why we cheat?” (Tại sao chúng ta yêu, tại sao chúng ta lừa dối?), tiến sĩ Helen Fisher - nhà nhân chủng học nổi tiếng của Viện nghiên cứu Kinsey thuộc trường Đại học Indiana - đã đưa ra 2 lý do chính giải thích cho 'vấn nạn' ngoại tình đã tồn tại xuyên suốt nhiều nền văn hóa hơn 10,000 năm qua. Có thể bạn sẽ cảm thấy sốc với những lý do này.

Tiến sĩ Helen Fisher - nhà nhân chủng học nổi tiếng của Viện nghiên cứu Kinsey

Tiến sĩ Helen Fisher - nhà nhân chủng học nổi tiếng của Viện nghiên cứu Kinsey

Theo tiến sĩ Helen Fisher, dưới cái nhìn khoa học, trong não bộ chúng ta tồn tại 3 hệ thống khác biệt cơ bản tạo nên 3 trạng thái cảm giác khác nhau, đó là khao khát tình dục, yêu đương lãng mạn và gắn bó lâu dài.

Khao khát tình dục khiến người ta tìm kiếm đối tác để thỏa mãn, giống như một cơn đói vậy. Còn yêu đương lãng mạn mang lại cho bạn sự hưng phấn, khao khát, ám ảnh, cảm xúc mãnh liệt trong tình yêu - đặc biệt là giai đoạn ban đầu. Yêu đương lãng mạn còn tác động mạnh hơn cả ham muốn tình dục. Người ta có thể chết vì không có được tình yêu, chứ ít ai chết vì không có được tình dục cả. Và cuối cùng là gắn bó lâu dài - cảm giác yên bình, an toàn mà bạn cảm nhận ở người bạn đời.

Bộ ba trên có thể đồng hành cùng nhau (giúp bạn chung thủy với một đối tượng duy nhất), nhưng cũng có lúc rời bỏ nhau, hoạt động riêng biệt và tạo nên…bi kịch.

Bộ ba khao khát tình dục, yêu đương lãng mạn và gắn bó lâu dài đôi khi có thể không cùng ở 1 đối tượng và tạo nên những…bi kịch!

Bạn có thể cảm thấy gắn bó sâu sắc với người bạn đời, trong khi lại dành tình yêu lãng mạn cho người khác và ham muốn tình dục thì lại dành cho một người khác nữa! Thông thường điều này xảy ra khi bạn không thể thỏa mãn 3 nhu cầu của hệ thống não bộ với cùng 1 người.

Thực tế có rất nhiều người trong chúng ta từng cảm thấy say nắng khi gặp ai đó sở hữu ngoại hình 'đẹp hút hồn', hay một người cực kì tài giỏi, thành đạt mà bạn tiếp xúc trong công việc, hoặc đơn giản là ai đó có cùng sở thích với bạn - trong khi người bạn đời lại 'ít khi' thỏa mãn được những điều kiện này. Đa số chúng ta sẽ cảm thấy dằn vặt, tội lỗi vì sự say nắng 'trái đạo lí' ấy, hoặc nếu ngược lại thậm chí còn chì chiết người bạn đời của mình khi biết họ tơ tưởng đến ai đó.

Như vậy, theo tiến sĩ Helen Fisher nếu hiểu được sự thật này, chúng ta sẽ thông cảm, vị tha hơn với chính bản thân mình cũng như người bạn đời của mình. Thay vào đó, chúng ta có thể thẳng thắn trò chuyện và trao đổi các giải pháp làm thế nào để thỏa mãn 3 nhu cầu này cùng nhau.

Thu Thủy

Nguồn SaoStar: http://saostar.vn/doi-song-xa-hoi/nghien-cuu-chan-dong-chung-ta-su-co-kha-nang-yeu-nhieu-nguoi-cung-luc-783333.html