Nghĩa Lộ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững

(VOV) - Thị xã Nghĩa Lộ nằm gọn trong vùng lòng chảo cánh đồng Mường Lò (lớn thứ 2 ở Tây Bắc) với hơn 720 ha đất trồng trọt màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nơi đây nổi tiếng về thâm canh lúa với nhiều loại gạo ngon

Nghĩa Lộ vốn là tên gọi của một tỉnh ở Tây Bắc bao gồm các huyện Trạm Tấu, Bắc Yên, Phù Yên, Văn Chấn, Than Uyên, Mù Cang Chải. Tháng 12/1975, Nghĩa Lộ hợp nhất với tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 1991, Hoàng Liên Sơn tách ra làm hai gồm tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Một phần đất của Nghĩa Lộ nay thuộc tỉnh Yên Bái. Thị trấn Nghĩa Lộ, tỉnh lộ của tỉnh Nghĩa Lộ vốn thuộc phần đất của làng Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn có sông Ngòi Thia chảy qua. Ngày nay, thị xã Nghĩa Lộ nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, cách thành phố Yên Bái 84 km theo quốc lộ 32. Thị xã có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 4 phường Tân An, Trung Tâm, Pú Trạng, Cầu Thia và 3 xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc. Tổng diện tích tự nhiên là 29,94 km2. Phía Bắc, phía Đông, phía Nam giáp huyện Văn Chấn, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu (đều thuộc tỉnh Yên Bái). Đường vào thị xã Nghĩa Lộ (Theo quốc lộ 32 từ phía Yên Bái hay Thanh Sơn – Phú Thọ) Thị xã Nghĩa Lộ nằm gọn trong vùng lòng chảo cánh đồng Mường Lò (lớn thứ 2 ở Tây Bắc). Với hơn 720 ha đất trồng trọt màu mỡ, khí hậu ôn hòa, với Ngòi Thia, Ngòi Lung, suối Đôi cấp nước, người dân thị xã Nghĩa Lộ nổi tiếng về thâm canh lúa. Đất ruộng được gieo cấy 3 vụ, riêng 2 vụ lúa đã đạt năng suất 12 tấn/ha, với nhiều loại gạo ngon. Lúa đang thì “con gái” tỏa hương trên cánh đồng Mường Lò Trong nhiều năm vùng đất nay thuộc thị xã Nghĩa Lộ thực dân Pháp coi là cửa ngõ quan trọng trên đường vào Tây Bắc. Năm 1944, Pháp lập “căng Nghĩa Lộ” trên đồi Pú Trạng làm nơi giam giữ chiến sĩ cách mạng. Ngày 17/3/1945, những người tù ở căng Nghĩa Lộ nổi dậy phá căng. 9 đồng chí hy sinh, những người còn lại trở về địa phương tham gia lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa. Tháng 10/1947, Pháp tái lập đồn Nghĩa Lộ trên khu vực căng, cùng với đồn Nghĩa Lộ phố, hình thành phân khu Nghĩa Lộ. Trong chiến dịch Tây Bắc trung đoàn 88 (Tu Vũ), 102 (Thủ Đô) của đại đoàn 308 diệt phân khu Nghĩa Lộ (17 – 18/10/1952) mở toang cánh cửa tiến vào giải phóng Tây Bắc. Căng và đồn Nghĩa Lộ gần đây được công nhận là Di tích lịch sử. Bà con trong các xã phường vẫn thường đến thắp hương, tưởng niệm 9 liệt sĩ hy sinh và an nghỉ tại đây. Tượng đài kỷ niệm chiến thắng Nghĩa Lộ Trong quá trình đô thị hóa, Nghĩa Lộ buộc phải tiến hành di dời, tái định cư các hộ dân sống trong vùng bị lở đất, bị thiên tai đe dọa hoặc trong vùng quy hoạch. Thị xã chủ trương giúp đồng bào các dân tộc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình, bắt đầu từ việc dựng nhà. Nhà sàn Thái có 3 gian, hai chái, muốn dựng cần tới 400 m2 đất. Tại khu định cư ở xã Nghĩa Phúc, mỗi hộ dân ở bản Ả Hạ trong xã đến nơi ở mới được cấp 300 m2 đất để làm nhà sàn. Khu tái định cư được giành đất làm chợ và nhà văn hóa. Thị xã giúp xây dựng cơ sở hạ tầng (hệ thống điện - nước - đường đi lại…). Khu định cư rộng 2 ha cho các hộ dân ở bản Ả Hạ xã Nghĩa Phúc Ông Đinh Văn Luân, người dân bản Ả Hạ: Con trâu này cũng sẽ có chuồng trại riêng Với ba sông suối lớn nhỏ dồn vào, Nghĩa Lộ có nguồn nước phong phú. Nhưng thiên tai cũng có phen làm cho thị xã khốn khổ. Thị xã huy động mọi nguồn lực để phòng chống lụt, bão với chủ trương: huy động sức dân cùng làm. Cầu qua sông Ngòi Thia bị nước lũ phá hỏng một nhịp đã được sửa lại. Hai bờ Ngòi Thia được kè đá Năm nay, Nghĩa Lộ chi 12 tỷ đồng để làm đường giao thông nông thôn và kênh, mương nội đồng, với phương châm 40% (đối với phường), 30% (đối với xã) là do dân đóng góp bằng sức lao động của mình. Ngòi Lung (phường Pú Trạng) được kè đá kiên cố (khẩu trên, khẩu dưới dài 500m) Những đứa trẻ này vẫn giữ thói quen nghịch ngợm trên con kênh nội đồng (nay đã được đổ bê tông) Những hộ dân ở vùng có nguy cơ ngập lụt đã được chuyển lên chỗ định cư mới an toàn hơn Những cây cầu treo như thế này giúp đi lại an toàn, thuận tiện hơn Từ sáng sớm đến chiều tối, trên cánh đồng Mường Lò đều thấp thoáng bóng người làm Bảo vệ rừng đầu nguồn và trồng rừng là hai biện pháp mà Nghĩa Lộ cùng thực hiện quyết liệt để gìn giữ cánh đồng lúa Mường Lò./. Trương Cộng Hòa

Nguồn VOV: http://vovnews.vn/home/nghia-lo-phat-trien-kinh-te--xa-hoi-theo-huong-ben-vung/20097/117567.vov