Ngành đường sắt Việt Nam triển khai nhiều biện pháp quyết liệt

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa đưa ra một số yêu cầu đối với Ban lãnh đạo Tổng Công ty đường sắt vì nhiệm vụ từ đây đến cuối năm: "Tập trung chỉ đạo giải quyết khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên; thực hiện việc tái cơ cấu doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chủ động tự đổi mới tái cơ cấu nâng cao năng lực cạnh tranh; đầu tư cải tạo hạ tầng đường sắt…”.

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa đưa ra một số yêu cầu đối với Ban lãnh đạo Tổng Công ty đường sắt vì nhiệm vụ từ đây đến cuối năm: "Tập trung chỉ đạo giải quyết khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên; thực hiện việc tái cơ cấu doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chủ động tự đổi mới tái cơ cấu nâng cao năng lực cạnh tranh; đầu tư cải tạo hạ tầng đường sắt…”.

Nâng cao chất lượng vận tải cũng đang là một trong những vấn đề mà ngành đường sắt đặc biệt quan tâm.

Việt Nam hiện có 3.143km đường sắt đang được quản lý, khai thác, trong đó có 2.632km đường sắt chính tuyến. Tuy nhiên, hầu hết đều được xây dựng từ thời Pháp thuộc, một số tuyến được bổ sung xây dựng sau này nhưng đã đến lúc cần được sửa chữa bảo dưỡng. Trên toàn tuyến đường sắt đã xuất hiện nhiều đoạn chất lượng thấp kém, tồn tại 600 cầu yếu, 33 hầm đường sắt đã phong hóa, tà vẹt nhiều chủng loại, ray, ghi mòn tật...

Trong khi đó, kinh phí cho bảo trì sửa chữa hàng năm mới chỉ đạt 55%-60% so với nhu cầu. Ngành đã kiến nghị Bộ GTVT đề nghị với Bộ Tài chính xem xét sửa đổi thông tư liên bộ về việc sử dụng thiết bị trong sửa chữa hạ tầng đường sắt. Mặt khác, Tổng Công ty đường sắt VN cho biết: trên toàn tuyến có 600 đường ngang có phép nhưng lại có gần 6.000 đường dân sinh tự mở. Tại nhiều địa phương, các dự án được cho phép mở đường ngang nhưng lại không xây dựng cầu vượt, nút giao cắt lập thể cũng như không bố trí gác chắn nên đã gây ra tình trạng mất an toàn giao thông (ATGT).

Tùy mật độ phương tiện để có phương án nâng cấp đường ngang từ cảnh báo tự động lên có gác và ngược lại

ĐƯỜNG DÂY NÓNG “ALÔ!CSGT”

0932.057.582; atgt.baosggp@gmail.com

Hãy liên hệ cho chúng tôi khi bạn có những thông tin phản ánh hay bất cứ câu hỏi, thắc mắc gì...

Ngoài ra, công tác tăng cường nâng cao chất lượng vận tải cũng đang là một trong những vấn đề mà ngành đường sắt đặc biệt quan tâm. Trong thời gian tới đây, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam sẽ tăng cường phối hợp với Cục đường sắt Việt Nam để kiểm tra rà soát dự án xây dựng hàng rào hộ lan, tránh để xảy ra tình trạng xây hàng rào, xóa đường ngang mà không làm đường gom, dẫn đến việc người dân phá hỏng hàng rào làm mất tác dụng của dự án. Tiến hành rà soát đường ngang, tùy mật độ phương tiện để có phương án nâng cấp đường ngang từ cảnh báo tự động lên có gác và ngược lại. Ghi nhận những thành quả đạt được trong thời gian qua của ngành đường sắt, Vụ trưởng Vụ Vận tải Trần Ngọc Thành cho biết, trong tình trạng các phương thức vận tải hàng hóa đều tụt giảm về sản lượng đường sắt Việt Nam vẫn đạt kết quả kinh doanh, có lãi là điều đáng khích lệ.

Thời gian tới, để phát triển đường sắt Việt Nam phải chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách hơn nữa chứ không nên chỉ tập trung vào giảm thời gian chạy tàu. Về vận tải hàng hóa bằng container, Bộ GTVT luôn ủng hộ ngành đường sắt Việt Nam, nhưng để thu hút các doanh nghiệp thì điểm mấu chốt lại nằm ở nội lực của ngành. Đường sắt Việt Nam phải xây dựng được kế hoạch, thời gian, lộ trình cụ thể và phải chứng minh được năng lực của mình.

Theo: GTVT

Từ nay đến cuối năm, ngoài việc tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giữ gìn trật tự, công tác quốc phòng theo quy định, nâng cao tỷ lệ tàu khách đi – đến đúng giờ…, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam còn đề ra 8 nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể là: Hoàn chỉnh việc điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt từ nay đến 2020, tầm nhìn 2050; lập quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có; chỉ đạo các công ty vận tải sớm xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải năm 2013; rút ngắn thời gian chạy tàu tuyến Bắc - Nam xuống 28 giờ; triển khai Đề án vận chuyển container trên tuyến Yên Viên - Hải Phòng sau khi được Bộ GTVT phê duyệt; Triển khai Đề án tái cơ cấu đường sắt Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 13 Hội nghị TW 4; tổng kiểm tra chất lượng tiến độ các công trình, dự án để thúc đẩy hoàn thành các dự án đúng tiến độ; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác đảm bảo ATGT vận tải đường sắt; Ban hành quy chế tài chính, hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ phù hợp với mô hình tổ chức mới, thực hiện tốt công tác quản trị doanh nghiệp, giảm chi phí phụ để hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nguồn SGGP: http://sggp.org.vn/kinhte/tugioithieu/2012/8/296463/