Ngăn ngừa nguy cơ bị bỏng ở trẻ độ tuổi lẫm chẫm đi

Khi trong nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ nhất thiết phải “nằm lòng” những nguyên tắc an toàn cho trẻ, tránh tai nạn thương tích hoặc bị bỏng, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi lẫm chẫm đi.

Trẻ đang ở độ tuổi lẫm chẫm đi có nguy cơ gặp tai nạn thương tích tăng cao, đặc biệt là bị bỏng vì trẻ thường hiếu động lại khá tò mò, trong khi đó bước đi chưa vững khiến trẻ dễ dàng bị ngã vào bát, nồi canh nóng hoặc nước sôi...

Trẻ bị bỏng do sự bất cẩn của người lớn

Mới đây, trường hợp một bệnh nhi tên Minh mới 14 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc phải nhập viện cấp cứu do bị bỏng diện rộng trên khắp cơ thể khiến không ít người xót xa.

Vụ việc xảy ra khi mẹ bé - chị Lan nấu xong nồi canh rồi đặt ngay xuống nền đất, trong khi con trai chị đang chơi một mình quanh nhà đã vấp phải nên bị bỏng.

Để xử lý vết bỏng, chị Lan đã lấy kem đánh răng bôi vào vết bỏng trước khi đưa con đi cấp cứu. Vết bỏng sâu trên cơ thể khiến cậu bé phải mất ít nhất 3 tuần nằm viện điều trị.

Bé 14 tháng tuổi bị bỏng nặng vì ngã vào nồi canh nóng do sự bất cẩn của người mẹ. Ảnh: Khám phá

Sự việc là hồi chuông cảnh báo cho các ông bố bà mẹ không nên bất cẩn khi trong nhà có trẻ nhỏ. Trong nhiều gia đình có thói quen canh vừa nấu xong là bưng ra và đặt ngay xuống đất, trong khi đó con nhỏ thì chạy nhảy khắp nhà, không nói gì trẻ còn nhỏ, ngay cả trẻ đã lớn nếu chẳng may đùa nghịch quá đà hoặc không để ý vấp phải cũng sẽ gây tai nạn khôn lường.

Cách đây chưa lâu, vụ việc một bé trai gần 2 tuổi ở Yên Khánh - Ninh Bình bị bỏng nặng phần lưng và mông do ngã nồi canh xương nấu khoai khiến cả vùng quê bàng hoàng.

Trong lúc cả nhà đợi ăn cơm trưa, người mẹ đã bưng nồi canh nóng ra đặt ở góc nhà trước khi dọn cơm cho con ăn.

Trong nhà có 2 cậu bé sinh đôi 18 tháng tuổi, trong lúc đang mải mê đùa nghịch, một bé đã ngã và ngồi gọn trong nồi canh nóng.

Thấy con kêu thất thanh người mẹ chạy lại thì chứng kiến cảnh kinh hoàng, chị hốt hoảng bế con đặt vào chậu nước và gọi người nhà đưa con đi cấp cứu.

Rất may vụ tai nạn đau lòng đã không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, nhưng suốt những ngày sau đó, vết thương nghiêm trọng khiến cậu bé phải nhiều lần đối mặt với nỗi đau về thể xác.

Sau này khi vết thương đã lành, khu vực bị bỏng của cậu bé để lại vết sẹo khá to, kèm theo đó là những ảnh hưởng khác về thể chất trong quá trình phát triển của trẻ.

Sự việc cũng khiến cho người mẹ mang nỗi ân hận và dằn vặt bản thân, chỉ vì sự chủ quan và bất cẩn của mình mà khiến cho đứa con trai bé bỏng gặp nạn.

Cũng ở vùng quê này cách đây nhiều năm, vụ việc một bé gái bị bỏng toàn cơ thể khi nghịch chiếc đèn dầu khiến không ít người bàng hoàng.

Mọi việc xảy ra khi vùng quê nghèo thường xuyên mất điện, cũng như mọi buổi tối khác, người mẹ đã thắp chiếc đèn dầu lên cho sáng nhà. Trong lúc đang mải mê dọn dẹp nhà cửa, đứa con gái tò mò nghịch ngợm đã khiến chiếc đèn bị đổ, dầu chảy lênh láng, thấm cả vào quần áo đứa trẻ.

Điều đáng nói là ngọn lửa từ chiếc đèn đã bắt nhanh vào quần áo đứa trẻ khiến bé đau đớn và gào khóc.

Người mẹ đã phát hiện kịp thời, dập lửa cho con, sơ cứu ban đầu bằng cách xả nước mát liên tục cho con khỏi đau rát, ngăn vết bỏng bị tổn thương sâu hơn và đưa con đi cấp cứu trong tình trạng bị bỏng nặng.

Tuy nhiên dù khi khỏi bệnh, những vết sẹo chằng chịt trên cơ thể khiến cô bé ngày càng tự ti, không dám mặc váy áo đẹp, để lộ chân tay như bạn bè cùng trang lứa.

Thông thường khi nhà có trẻ nhỏ luôn có sẵn bình nước nóng hoặc phích nước để tiện pha sữa cho con. Tuy nhiên, những thiết bị dân dụng nguy hiểm như thế này nên để ở vị trí kín đáo mà trẻ không với tới để tránh tai nạn đáng tiếc. Ảnh: Ngọc Hà

Vì vậy, khi trong nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ nhất thiết phải “nằm lòng” những nguyên tắc an toàn cho trẻ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi lẫm chẫm đi.

Các thiết bị điện cần để cao và xa tầm tay trẻ, đồ đạc trong nhà nên xếp gọn gàng tránh cho trẻ bị vấp ngã. Và đặc biệt, luôn phải giám sát trẻ, không để trẻ tự chơi một mình, tránh để trẻ nghịch ngợm hay tò mò nghịch hoặc đưa tay vào bát canh nóng.

Đồ ăn, đặc biệt là đồ có nước như canh nóng, cha mẹ nên để trên kệ bếp hoặc vị trí an toàn thay vì dưới nền nhà hoặc bàn ăn khi chưa đến bữa cơm – nơi trẻ có thể với tay tới khiến canh đổ vào người trẻ.

Cha mẹ cũng nên lưu ý tới các phích nước trong nhà. Thông thường khi nhà có trẻ nhỏ luôn có sẵn bình nước nóng hoặc phích nước để tiện pha sữa cho con. Tuy nhiên, những thiết bị dân dụng nguy hiểm như thế này nên để ở vị trí kín đáo mà trẻ không với tới để tránh tai nạn đáng tiếc.

Xử lý vết bỏng cho trẻ phải đúng cách

Việc xử lý vết bỏng cho trẻ ban đầu là vô cùng quan trọng, xử lý kịp thời và đúng cách sẽ khiến vết bỏng không bị tổn thương sâu hơn và trẻ cũng đỡ đau rát ngay ở thời điểm này.

Dù vậy, nếu xử lý sai cách có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng gây nguy hiểm cho bé. Nhiều vết bỏng quá nặng có thể dẫn đến tử vong do nhiễm trùng máu.

Để phòng khi không may trong nhà có trẻ bị bỏng, cha mẹ hãy ghi nhớ các bước xử lý vết bỏng ban đầu dưới đây:

Ngọc Hà

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3 - Tòa nhà Đại Phát - Ngõ 82 Duy Tân - Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn, banbientap@i-com.vn

Hotline: 0914926900

Nguồn Em Đẹp: http://emdep.vn/cham-soc/ngan-ngua-nguy-co-bi-bong-o-tre-do-tuoi-lam-cham-di-20161116154629754.htm