Ngắm Mù Cang Chải - 'thánh đường' của giới phượt

Với độ cao trung bình trên 1.000m so với mực nước biển, Mù Cang Chải hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào H’mông ở vùng cao cùng cảnh đẹp của thiên nhiên Tây Bắc.

Huyện Mù Cang Chải thuộc địa phận tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp huyện Văn Bàn (Lào Cai), phía Nam giáp huyện Mường La (Sơn La), phía Tây giáp huyện Than Uyên (Lai Châu), phía Đông giáp huyện Văn Chấn. Ảnh: Travel.

Mù Cang Chải nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1.000m so với mực biển. Ảnh: Thoidai.

Ảnh: Ntphong.

Các thửa ruộng bậc thang ở 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng là danh thắng quốc gia. Ảnh: Andreluu.

Ảnh: Sinhcafeoffice.

Hiện tỉnh Yên Bái đã và đang tổ chức lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải hàng năm vào tháng 9 để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của du khách. Ảnh: Bloganchoi.

Mù Cang Chải là miền đất còn rất nghèo nàn, hoang sơ nhưng lại rất giàu có về vẻ đẹp của thiên nhiên qua những thửa ruộng bậc thang mà vẻ đẹp của nó và tiềm năng còn đang bỏ ngỏ. Ảnh: Hinhanhdep.

Huyện Mù Cang Chải không có một con sông lớn nào chảy qua, thay vào đó là hàng chục khe suối bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn tạo thành hệ thống khe suối dày đặc. Ảnh: Hinhanhdep.

Ảnh: Hinhanhdep.

Ảnh: Blogdulich.

Nơi đây được chia thành hai mùa là mùa khô và mùa mưa, mát mẻ về mùa hè và lạnh về mùa đông. Ảnh: Blogdulich.

Mù Cang Chải có tới 6 tháng mùa khô khiến cỏ cây xơ xác cộng với mùa đông giá lạnh nên gần như không thể trồng bất kỳ loại hoa màu nào ngoài lúa. Ảnh: Tranhongngoc.

Tuy vậy, không bút mực nào tả cho hết cái đẹp của vùng cao nguyên tây Bắc này. Màu sắc của váy áo người dân tộc, của các thửa ruộng bậc thang, của mây trời đồi núi tất cả làm nên một vẻ đẹp rất riêng của Mù Cang Chải. Ảnh: Tranhongngoc.

Ảnh: Tranhongngoc.

Ảnh: Tranhongngoc.

Ảnh: Tranhongngoc.

Ảnh: Tranhongngoc.

Lương Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn KH&PT: http://khoahocphattrien.vn/anh-clip/ngam-mu-cang-chaithanh-duong-cua-gioi-phuot/201702041211567p1c936.htm