Ngại Nga, Nhật sẽ loại quần đảo Kuril ra khỏi Hiệp ước an ninh với Mỹ

Một số nguồn tin cho biết, Tokyo có thể loại trừ các đảo thuộc quần đảo Nam Kuril ra khỏi phạm vi hiệu lực của Hiệp ước an ninh với Mỹ từ năm 1960, nếu như các hòn đảo này được phía Nga chuyển giao cho Nhật Bản.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Sinzo Abe (bên phải)

Hiệp ước về hợp tác qua lại và đảm bảo an ninh giữa Mỹ và Nhật Bản đã được ký kết tại Washington vào ngày 19/1/1960, người ký Hiệp ước từ phía Nhật Bản là ông của Shinzo Abe - Nobusuke Kishi, giữ chức Thủ tướng chính phủ lúc bấy giờ. Trong điều 5 của Hiệp ước cho biết, văn kiện này áp dụng cho "các vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản", hãng thông tấn TASS đưa tin.

Về vấn đề này, hãng tin Kyodo (Nhật Bản) khẳng định, "đến ngày 29/10 tại cuộc đàm phán của hai chính phủ Nga – Nhật Bản, Nga đã xác nhận tính hợp lệ của Tuyên bố chung Nhật-Xô năm 1956, trong đó xem xét chuyển giao (cho Nhật Bản) hai đảo Shikotan và Habomai thuộc quần đảo Nam Kuril. "Đồng thời, hãng tin này cho biết, Moscow cũng "tỏ ra lo ngại khi đề cập đến khả năng bố trí quân đội Mỹ tại hai đảo này trên cơ sở Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật".

"Phía Nhật Bản có lưu ý đến các điều khoản của Nga về việc đàm phán lãnh thổ trong đó nhắc đến các đảo còn lại: Iturup và Kunashir, đang tiếp tục nghiên cứu việc đưa ra ngoại lệ liên quan đến việc áp dụng Hiệp ước (về an ninh với Mỹ) sẽ ảnh hưởng đến chính sách đối nội và đối ngoại như thế nào", hãng tin viết.

Đồng thời, hãng tin Kyodo cho biết, "rất có thể Mỹ hiện đang lún sâu trong những mâu thuẫn với Nga về vấn đề của Ukraine và tình hình ở Syria, sẽ có suy nghĩ tiêu cực (giả sử), do đó vấn đề lớn nhất sẽ là thuyết phục Mỹ".

Bên cạnh đó, Mỹ đã nhiều lần khẳng định rằng, điều 5 trong Hiệp ước được áp dụng đối với cả quần đảo Senkaku mà phía Nhật Bản đang tranh chấp với Trung Quốc mà họ gọi là Điếu Ngư. Vì vậy, Washington có thể "từ chối (giả sử) như là sự thể hiện của tiêu chuẩn kép".

Cũng theo Kyodo, thậm chí chưa có phương án xét lại chính thức đối với Hiệp ước năm 1960 và áp dụng các quy định riêng cho các quần đảo mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.

"Liên quan đến việc xét lại Hiệp ước an ninh và áp dụng các quy định về việc "loại trừ", có vẻ như Mỹ sẽ không đồng ý, và phương án này sẽ không được xem xét", tờ báo viết.

Đồng thời, Thủ tướng "Abe có thể tuyên bố tại Nhật Bản hoặc ở nước ngoài rằng, "vùng lãnh thổ phía Bắc" (như Nhật Bản gọi quần đảo Nam Kuril của Nga) không thuộc điều 5 của Hiệp ước", hãng tin Kyodo viết.

"Kịch bản thực tế là Thủ tướng thể hiện ý chí chính trị của mình và tìm kiếm sự đồng thuận của Mỹ", hãng tin trích lời nguồn tin chính phủ cho biết.

Đức Dũng (lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/ngai-nga-nhat-se-loai-quan-dao-kuril-ra-khoi-hiep-uoc-an-ninh-voi-my-post212652.info