Nga tập dàn trận tên lửa hạt nhân gần biển Baltic, đồng minh Mỹ hốt hoảng

"Nga đang thực hiện các lực lượng quân sự và lực lượng hạt nhân có sức tấn công mạnh trước".

Tời USAToday hôm qua đã có bài viết cho rằng, Nga đang chuẩn bị cho “Thế chiến thứ 3”. Tin cho hay, Nga đang triển khai tên lửa hạt nhân trong tháng này tới lãnh thổ của mình ở biển Baltic, đây là động thái mới nhất liên quan tới vũ khí hạt nhân của Nga báo động phương Tây.

Ông Hans Kristensen, Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ tại Washington cho biết: "Nga đang thực hiện các lực lượng quân sự và lực lượng hạt nhân có sức tấn công mạnh trước".

Ông Hans cũng cho hay, "các nước Đông Âu đang có phản ứng mạnh mẽ về động thái này. Các quốc gia phương Tây muốn NATO phải có hành động như trước kia bởi hiện đang có sự lỏng lẻo trong lĩnh vực hạt nhân".

Mặc dù Mỹ và Nga có kho vũ khí hạt nhân tương đương nhau với những loại vũ khí tầm xa, nhưng Mỹ đã loại bỏ tất cả và chỉ để lại 500 đầu đạn hạt nhân có năng suất thấp trong kho vũ khí tầm ngắn của mình. Ngược lại, Nga ngày càng hiện đại hóa vũ khí tầm ngắn của mình trong những năm gần đây và tích lũy được khoảng 2000 đầu đạn hạt nhân có năng suât thấp, theo một nghiên cứu của ông Hans.

Nga tập dàn trận tên lửa hạt nhân gần biển Baltic, đồng minh Mỹ hốt hoảng

Việc triển khai tạm thời ở Kaliningrad, nơi Nga vẫn duy trì hoạt động sau sự tan rã của Liên Xô năm 1991, là một phần trong cuộc tập trận lần này, theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov.

Một đồng minh của Mỹ, Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite gọi đây là một cuộc triển khai "biểu tình quyền lực và xâm lược cả những quốc gia Baltic và các nước ở châu Âu".

Một quan chức Mỹ nói với USA Today rằng Mỹ và các đồng minh châu Âu đang giám sát chặt chẽ tình hình ở Kaliningrad và yêu cầu Nga kiềm chế các hành động làm gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng. Vị quan chức này không muốn nêu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề.

Vị quan chức này chỉ ra rằng hồi tháng trước, Nga đã rút lại một thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Nga khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Nga ngày càng xấu đi.

Tờ The Sun của Anh bình luận, mặc dù điện Kremlin hình dung đây là cuộc diễn tập chống bị phá hoại, nhưng trong tình hình quan hệ Nga và NATO căng thẳng như hiện nay, các quốc gia trên toàn thế giới nhìn nhận cuộc diễn tập quân sự lần này của Nga xem ra giống với một sự chuẩn bị cho kịch bản xấu của một cuộc chiến tranh hạt nhân hơn.

Với khả năng phá hủy cả một thành phố của mỗi quả đạn tên lửa chiến lược Nga, trong khi NATO lại rất khó khăn trong việc phát hiện và tấn công phá hủy những tên lửa này, những “cỗ xe chết chóc” của Putin đủ khả năng hủy diệt hoàn toàn cả một thành phố lớn nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân.

Đồng thời chúng có khả năng ẩn mình trên cả lục địa rộng lớn nước Nga, đối thủ sẽ rất khó phát hiện được chúng. Nếu có chiến tranh, phối hợp với máy bay không người lái và người máy quân sự, radar trên máy bay và thiết bị quang học sẽ hỗ trợ cho những cỗ xe này loại bỏ hoàn toàn các mối đe dọa từ phía đối phương.

Sự phối hợp này sẽ nâng cao sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hạt nhân Nga.

Quân đội Nga có kế hoạch tổ chức 16 cuộc diễn tập hạt nhân và 120 cuộc diễn tập quân sự khác trong năm nay, con số này tăng gấp đôi so với năm trước. Hồi tháng 1 năm nay, tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga đại tướng Sergei Karakayev cảnh báo, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không đủ sức ngăn chặn các tên lửa hạt nhân của Nga.

Một kế hoạch khiến NATO lo ngại hơn

Một chuyên gia quân sự thuộc Viện Khoa học quân sự Nga ngày mới đây tiết lộ thông tin khiến các nước Phương Tây càng lo lắng hơn, là nước này đang nghiên cứu chế tạo một loại máy bay ném bom chiến lược siêu âm có khả năng tấn công hạt nhân từ không gian.

Loại máy bay ném bom này sẽ cất cánh từ một sân bay bình thường, thực hiện tuần tra trên không trung và theo mệnh lệnh sẽ bay vào vũ trụ, hoàn thành nhiệm vụ được giao và trở về sân bay.

Sau khi xâm nhập vào không gian nó có thể bay đến bất kỳ địa điểm nào trên Trái Đất trong thời gian 1 đến 2 giờ, thực hiện đòn tấn công địch từ không gian trong đó gồm cả tấn công hạt nhân.

Trọng lượng cất cánh của loại máy bay này từ 20 đến 25 tấn, bay với vận tốc siêu âm và có khả năng đột kích cao.

Khi nói về động cơ của loại máy bay này, Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakayev cho biết, cần phải có một hệ thống đẩy dạng tổ hợp lắp đặt cho máy bay để làm cho máy bay có thể chuyển sang hoạt động được ở môi trường không gian.

Chủ trì dự án này là Viện nghiên cứu Động lực học khí lưu Trung ương Nga. Dự kiến vào năm 2018, các cơ cấu công nghiệp quốc phòng Nga bắt đầu chế tạo phần động cơ. Loại động cơ này đã được giới thiệu tại Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế Quân đội-2016.

Tuy các quan chức quân sự Nga cho rằng, nước này sẽ cho ra mắt loại máy bay có khả năng tấn công hạt nhân từ không gian trước năm 2020, nhưng theo đánh giá của nhà phân tích quân sự Nga Ivan Mikhail thì máy bay ném bom không gian của Nga sớm nhất là năm 2040 mới hoàn thiện.

Trưởng phòng nghiên cứu chính sách hàng không vũ trụ Nga Ivan Moiseyev cũng cho rằng, việc chế tạo máy bay ném bom này có thể phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, trong đó nan giải nhất là luật pháp quốc tế nghiêm cấm mọi quốc gia thực hiện việc tấn công hạt nhân từ không gian.

Minh Đức

Nguồn Phụ Nữ TP.HCM: http://phunuonline.com.vn/the-gioi/nga-tap-dan-tran-ten-lua-hat-nhan-gan-bien-baltic-dong-minh-my-hot-hoang-85789/