Nga sẵn sàng xuất khẩu S-350E và cơ hội của Việt Nam

Việc Nga sẵn sàng xuất khẩu tổ hợp phòng không tầm trung S-350E là một cơ hội tốt cho phép quân đội ta hoàn thiện hệ thống phòng không đa lớp của mình.

Theo trang tin quân sự Army Recognition cho hay, Nga đã hoàn tất quá trình phát triển tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-350E Vityaz của nước này và dự kiến sẽ kết thúc các chương trình thử nghiệm cấp nhà nước đối với S-350E vào cuối năm nay. Với lộ trình này các tổ hợp S-350E Vityaz sẽ sẵn sàng cho thị trường xuất khẩu trong năm 2018. Nguồn ảnh: Army Recognition.

Thông tin trên được Vyacheslav Dzirkaln, Phó Tổng cục trưởng các hoạt động kinh tế nước ngoài của Nga chi biết trong khuôn khổ Diễn đàn quân sự quốc tế Army-2017. Bản thân Tập đoàn Almaz-Antey nơi phát triển ra S-350E cũng giới thiệu tổ hợp phòng không này tại Army-2017.Nguồn ảnh: Army Recognition.

Hiện nay Almaz-Anteyt đang trong giai đoạn hoàn thiện hệ thống phân tích dữ liệu trên S-350E, cho phép tổ hợp này có thể đánh chặn cùng lúc nhiều mục tiêu trong nhiều điều kiện khác nhau. Quá trình thử nghiệm ba loại đạn tên lửa chính của S-350E cũng sắp được hoàn thành. Nguồn Ảnh: Alexander Petrosyan.

Ý tưởng phát triển S-350E Vityaz của Almaz-Anteyt xuất phát trong quá trình tập đoàn này giúp Hàn Quốc xây dựng hệ thống tên lửa phòng không tầm trung MR-SAM. Các chuyên gia Nga đã có cơ hội tiếp cận, tham khảo, học hỏi các công nghệ phương Tây để hoàn thiện khả năng tác chiến của S-350E theo cách tối ưu nhất. Nguồn Ảnh: Alexander Petrosyan.

Phiên bản hải quân của S-350E là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Redut cũng được Almaz-Anteyt phát triển song song để trang bị cho các tàu chiến mới của Hải quân Nga trong tương lai. Nguồn Ảnh: Alexander Petrosyan.

Tổ hợp phòng không S-350E được thiết kế để bảo vệ không phận ở các trung tâm hành chính, căn cứ quân sự và các mục tiêu quan trọng khác. Tổ hợp phòng không này được lắp trên khung gầm đặc chủng có khả năng cơ động cao, nó có thể khai hỏa sau khi dừng lại 5 phút. Nguồn Ảnh: Army Recognition.

Vityaz có thể tiêu diệt các mục tiêu đường không như máy bay cánh cố định, trực thăng, UAV, vũ khí dẫn đường công nghệ cao. Hệ thống có phạm vi tác chiến lên đến 120 km, độ cao từ 10-30.000 m. Nguồn Ảnh: Army Recognition.

Cấu hình của một tổ hợp S-350E gồm radar tìm kiếm mục tiêu kiêm điều khiển hỏa lực 50N6E, xe mang phóng với 12 đạn tên lửa/xe. tổ hợp có thể đối phó với 32 mục tiêu cùng lúc, các thành phần của tổ hợp có thể bố trí cách nhau đến 2 km. Trong ảnh là xe kết nối thông tin lưu động giữa các thành phần của S-350E . Nguồn Ảnh: Alexander Petrosyan.

Các khách hàng đang sử dụng các hệ thống phòng không kiểu cũ của Nga như S-125, S-75, SA-6 có thể thay thế bằng hệ thống S-350E. Thậm chí nó có thể thay thế cho cả hệ thống phòng không tầm trung Buk. Nguồn Ảnh: Army Recognition.

S-350E là một tổ hợp phòng không được phát triển mới hoàn toàn, không phải là phiên bản hiện đại hóa từ các hệ thống trước đây của Liên Xô. Tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp này vượt qua phiên bản đời đầu của S-300, cung cấp khả năng phòng không chuyên sâu hơn người tiền nhiệm. Nguồn Ảnh: Army Recognition.

Andrei Frolov, chuyên gia quân sự Nga nhận xét, khách hàng tiềm năng của S-350E hiện tại bao gồm Việt Nam, Algeria, Ấn Độ và các nước Trung Đông khác, cung cấp giải pháp tối ưu trong khi chưa thể mua các tổ hợp phòng không tối tân hơn như S-400. Nguồn ảnh: Military Today.

Quốc Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-san-sang-xuat-khau-s-350e-va-co-hoi-cua-viet-nam-927537.html