Nếu Nga rời WTO là đánh mất cơ hội kép

Khi rời WTO, Nga vẫn trao đổi thương mại với 159 thành viên WTO còn lại, chỉ có điều khi đó Nga miễn nhiễm với quy chế của WTO...

Việc Duma Quốc gia Nga được cho là soạn thảo dự luật về việc đưa nước Nga rời WTO với lý do ở trong WTO khiến cho nước Nga mất nhiều hơn được, hiện vẫn chỉ là khả năng mà thôi, song chuyện được mất sau vấn đề này đã thành đề tài nóng.

Dù các nhìn nhận đều cho đây là phản ứng của Moscow đối với việc trừng phạt Nga được Washington luật hóa, nghĩa là Nga chọn đối phó với hành động của Mỹ chứ không chọn ứng phó các biện pháp trừng phạt của Washington, song vấn đề được mất thì lại khác nhau.

Nga mất cơ hội kép nếu rời WTO

Tuy nhiên, nếu đi sâu vào bản chất vấn đề thì trường hợp Moscow chọn đưa nước Nga rời khỏi WTO vẫn luôn là một lựa chọn mạo hiểm và kinh tế - xã hội Nga sẽ bị thiệt hại sau hành động này.

Về mặt quan điểm

Thứ nhất, việc Duma Quốc Nga soạn thảo dự luật về khả năng đưa nước Nga rời WTO không thể được xem là xuất phát từ ý tưởng của Tổng thống Putin, bởi trong hoạt động xây dựng pháp luật thì đó chỉ là một trong những khả năng mà thôi.

Duma Quốc gia Nga có thể xem xét dự luật của chính phủ Nga đệ trình, chẳng hạn như luật cho phép không quân Nga xây dựng căn cứ tại Syria, khi đó dư luật là thể hiện ý chí của bộ phận hành pháp, gồm cả Điện Kremlin lẫn chính phủ Nga.

Tuy nhiên, một nhóm nghị sĩ Duma Quốc gia Nga cũng có thể soạn thảo dự luật về một vấn đề cần được luật hóa mà bộ phận hành pháp chưa nhìn nhận phải luật hóa, khí đó dự luật chưa hẳn thể hiện ý chí của bộ phận hành pháp. Dự luật đưa Nga rời WTO nằm trong trường hợp này.

Thứ hai, việc Mỹ ban hành luật rừng phạt Nga không thể được xem là cơ sở cho nhìn nhận trừng phạt Nga sẽ kéo dài hàng chục năm và trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump hay nhiệm kỳ tổng thổng Mỹ tiếp theo cũng không dỡ bỏ được.

Luật hóa trừng phạt Nga chỉ là đưa đến việc Nga bị trừng phạt trong thời gian không xác định, nghĩa là có thể ngắn hạn, có thể dài hạn. Không có bất cứ cơ sở nào để có thể khẳng định luật trừng phạt Nga sẽ kéo dài trong một thời gian cụ thể nào cả.

Luật trừng phạt Nga phụ thuộc vào ít nhất 3 yếu tố: Nga, chính quyền Mỹ và Quốc hội Mỹ. Nếu yếu tố Nga được Washington nhìn nhận tích cực thì luật trừng phạt Nga, hoặc sẽ được hiệu chỉnh hoặc dỡ bỏ. Nhìn nhận luật trừng phạt đương nhiên là trừng phạt dài hạn để rời WTO là không chuẩn xác.

Dư luật Nga rời WTO chưa hẳn lá ý định của Kremlin

Thứ ba, việc Mỹ luật hóa trừng phạt Nga không thể được xem là nhằm làm suy yếu Nga đến khi Nga không còn là siêu cường nữa. Washington luật hóa trừng phạt là do tác động tiêu cực từ Nga, như vậy khi Nga được nhìn nhận không còn nguy hiểm thì đạo luật có thể được dỡ bỏ, chứ không hẳn là Nga không còn là siêu cường.

Bởi Nga là siêu cường chưa hẳn nguy hại với Mỹ và phương Tây, mà vấn đề nằm ờ xung đột trong chính sách và hành đông của hai bên. Hơn nữa, nước Nga là thực thể kế thừa của Liên Xô nên đã mặc định là siêu cường, do vậy luật của Mỹ không thể nhắm tới sự mặc định ấy.

Như vậy, luật trừng phạt của Mỹ không phải nhắm đến nước Nga siêu cường, mà nhằm đến chính sách bị cho là không thân thiện của Moscow. Nếu nhìn nhận “yếu tố Nga siêu cường” là nguyên nhân và mục đích của luật hóa trừng phạt thì chẳng khác nào xác định Nga sống mãi với trừng phạt Mỹ.

Thứ tư, cho rằng khi nằm trong WTO, kinh tế Nga chỉ được hưởng lợi từ G-7, nên khi luật trừng phạt Nga được Mỹ luật hóa, khiến Nga không còn lợi ích gì từ G-7 nên ở trong WTO cũng như không, là nhận định không thuyết phục.

Đây là chỉ là nhìn nhận về thương mại song phương và chỉ đơn thuần là trao đổi hàng hóa, do vậy quy mô thị trường mang tính quyết định, nhưng tham gia vào WTO là tham gia vào thương mại đa phương và trao đổi hàng hóa chỉ là một trong số những hoạt động giao thương mà thôi.

Chẳng hạn, sản phẩm nông nghiệp Nga xuất vào Hà Lan có thể bị xem xét là bán phá giá nếu xét theo chuẩn của nước này, nhưng nếu lấy chuẩn của Bangladesh để xem xét thì sản phẩm nông nghiệp của Nga tránh được điều đó tại thị trường Hà Lan.

Còn về quy mô nền kinh tế chưa hẳn đã nói lên điều gì, chẳng hạn tổng giá trị kim ngạch thương mại Nga – Hà Lan không thua gì tổng giá trị kim ngạch thương mại Nga – Trung Quốc, trong khi quy mô kinh tế Trung Quốc so với Hà Lan là một trời một vực.

Thứ năm, việc Nga rời WTO, nếu xảy ra, chỉ là nhằm rút khỏi những quy chế của WTO mà các đối tác vận dụng để khai thác được nhiều lợi ích từ Nga, còn Nga thì chưa khai thác được nhiều nên bị thiệt hại, chứ không phải Nga rời WTO là tách khỏi 159 thành viên còn lại.

Vấn đề siêu cường quân sự không ảnh hưởng tới vị thế của Nga trong WTO

Vấn đề không phải là WTO có 160 thành viên, trong khi thế giới có tới 217 quốc gia nên việc Nga rời WTO là nhằm hướng tới những thị trường ngoài WTO và thị trường này vẫn còn quá rộng lớn cho Nga khai thác.

Khi rời WTO, Nga vẫn hoàn toàn có thể trao đổi thương mại với 216 quốc gia còn lại, trong đó có 159 thành viên còn lại của WTO, song theo phải những nguyên tắc khác. Khi đó những Nga miễn nhiễm với quy chế của WTO và cũng không được hưởng lợi từ quy chế này của tổ chức này.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/neu-nga-roi-wto-la-danh-mat-co-hoi-kep-3341250/