Nếu đắc cử, Hillary Clinton phải đối mặt với giám đốc FBI như thế nào?

Mối quan hệ nhạy cảm giữa giám đốc FBI James Comey có thể sẽ trở thành vấn đề cho Hillary Clinton nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tới.

Mở cuộc điều tra giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”

FBI mở cuộc điều tra bê bối email chỉ 10 ngày trước cuộc bầu cử.

Tối 28/10, trong một bức thư gửi Quốc hội Mỹ, giám đốc Cục Điều tra Liên bang James Comey đã tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra mới về bê bối email cá nhân của Hillary Clinton. Thông tin về vụ việc được đưa ra chỉ 10 ngày trước khi cuộc bầu cử được tiến hành gây ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể tác động tới kết quả bầu cử.

Hillary Clinton và chiến dịch của bà đã thách thức FBI phát hành thêm thông tin về các email, có lẽ bởi vì họ tin rằng một bức chân dung đầy đủ hơn sẽ chứng minh sự trong sạch. Clinton hôm 29/10 gọi cuộc điều tra là "khá lạ khi công bố một thông như thế với ít chi tiết ngay trước cuộc bầu cử". Trong khi đó, quản lý chiến dịch của bà, John Podesta, gọi bức thư của ông Comey là một "bước đi chưa từng có".

Comey thừa nhận trong một bản ghi nhớ hôm 28/10 rằng bức thư của ông đã tạo ra nguy cơ bị hiểu lầm vì thời điểm hiện tại khá nhạy cảm. Tuy nhiên, ông nói rằng ông cảm thấy bắt buộc cần phải cảnh báo cho Quốc hội quan tâm về các email mới.

Có hay không động cơ chính trị trong quyết định điều tra của giám đốc FBI?

Giám đốc FBI James Comey nổi tiếng với tư tưởng độc lập khỏi chính trị.

Khi James Comey được đề cử vị trí giám đốc FBI năm 2013, Tổng thống Barack Obama đã ca ngợi vì tính "độc lập và toàn vẹn rất dữ dội, sâu sắc". Đã từng là một nghị sĩ Đảng Cộng hòa, tuy nhiên, sau đó ông Comey khẳng định mình không thuộc về bất kỳ đảng phái chính trị nào nữa.

Là giám đốc FBI, ông đã trở nên nổi bật những quan điểm mới mẻ liên quan đến điều tra các vụ án mạng. Và trong vấn đề Clinton, Comey cũng từng điều trần trước Quốc hội trong hơn 4 tiếng đồng hồ sau khi công bố khuyến nghị của mình chống lại truy tố tại một cuộc họp báo trụ sở FBI, nơi ông chỉ trích bà Clinton và các trợ lý "cực kỳ bất cẩn" trong việc xử lý các thông tin mật.

Vào thời điểm đó, quyết định không truy tố của ông Comey làm dấy lên làn sóng phản đối dữ dội từ Donald Trump và người dân Mỹ - những người cho rằng vị cựu Ngoại trưởng cần chịu trách nhiêm cho sai sót của mình. Thế nhưng, đến hiện tại, tuyên bố mở lại cuộc điều tra cũng khiến ông James Comey hứng “gạch đá” không kém.

Đội ngũ tranh cử của bà Clinton nhận định việc FBI mở lại cuộc điều tra vụ bê bối email có thể là hành động "mang động cơ chính trị" bởi bức thư của giám đốc FBI Comey trước đó cùng ngày chỉ được gửi cho các hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa.

Cho dù đắc cử, Hillary Clinton vẫn gặp phải trở ngại nghiêm trọng là mối quan hệ không mấy tốt đẹp với giám đốc FBI.

Đắc cử Tổng thống vẫn khó hợp tác

Thông báo bất ngờ của ông Comey hôm 28/10 với Quốc hội rằng các nhân viên FBI sẽ mở lại cuộc điều tra với bê bối email cá nhân của ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton khiến nhiều người Mỹ đặt ra câu hỏi rằng liệu bà Clinton sẽ phải cùng tồn tại thế nào với ông Comey nếu đắc cử?

Quyết tâm mở lại cuộc điều tra, James Comey đã thể hiện sự sẵn sàng đối đầu với Nhà Trắng, khẳng định tư tưởng độc lập cần có của một nhà hành pháp cấp cao.

Theo luật Mỹ, giám đốc FBI được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 10 năm, để tránh bất kỳ sự ảnh hưởng chính trị nào. James Comey đã nhậm chức từ tháng 9/2013, có nghĩa là ông vẫn sẽ tiếp tục giữ cương vị này cho dù bà Clinton chiến thắng hay không.

James Comey và Hillary Clinton có thể sẽ khó hợp tác trong tương lai.

"Cần có sự tin tưởng lẫn nhau giữa một Tổng thống và một giám đốc FBI", Jamie Gorelick, Phó tổng chưởng lý trong chính quyền của cựu Tổng thống Bill Clinton cho biết.

Ron Hosko, một cựu trợ lý giám đốc FBI dưới chướng Comey, cho biết ông đã hình dung một "mối quan hệ rất, rất khó khăn", nhưng khả năng của ông Comey trong việc hợp tác hoàn thành nhiệm vụ có thể vẫn sẽ cho phép ông tiếp tục làm tốt công việc của mình.

Xung đột giữa một Tổng thống và một giám đốc FBI là không phải không có tiền lệ. Trong quá khứ, Bill Clinton đã từng có một mối quan hệ căng thẳng nổi tiếng với giám đốc FBI thời bấy giờ, Louis Freeh. Ông Clinton dành nhiều đoạn trong cuốn hồi ký năm 2004 nói về ông Freeh. Freeh, về phần mình, đã từ chức trước khi nhiệm kỳ 10 năm kết thúc và không ngần ngại châm chọc rằng những lời của cựu Tổng thống trong cuốn hồi ký là “huy hiệu danh dự” cho những năm hoạt động của mình.

NHẬT DUY

Video tin tức được xem nhiều:

Nguồn: Tinnhanhonline.vn

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/tin-the-gioi/neu-dac-cu-hillary-clinton-phai-doi-mat-voi-giam-doc-fbi-nhu-the-nao-a168804.html