Nét đẹp "Tết" xưa và nay

Mùa xuân là mùa của niềm tin, mùa của hy vọng, thắp lên trong lòng người ngọn lửa ngày mai. Trong không khí rạo rực ngày xuân, những người con đất Việt lại náo nức chuẩn bị đón một cái Tết cổ truyền đầy ý nghĩa và thiêng liêng – Tết Nguyên đán, hay còn gọi là tết Âm lịch, Tết ta.

Mùa xuân là mùa của niềm tin, mùa của hy vọng, thắp lên trong lòng người ngọn lửa ngày mai. Trong không khí rạo rực ngày xuân, những người con đất Việt lại náo nức chuẩn bị đón một cái Tết cổ truyền đầy ý nghĩa và thiêng liêng – Tết Nguyên đán, hay còn gọi là tết Âm lịch, Tết ta.

Gia đình đoàn viên-Ảnh minh họa(Nguồn Internet)

Từ rất lâu trong đời sống văn hóa của người Việt, Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống, là một thời khắc thiêng liêng giao thời giữa năm cũ và năm mới. Với những đặc trưng riêng, Tết Nguyên đán Việt Nam tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông. Tết còn là dịp để mọi người trở về bên gia đình, về với người thân, tìm về với cội nguồn đã sinh thành… Ông cha ta quan niệm rằng ngày Tết đầu xuân là cơ hội để mọi người cùng trở về đoàn tụ với gia đình, tri ân với tổ tiên, rũ bỏ những cái không hay không đẹp của năm cũ và để chuẩn bị cho một khởi đầu mới tốt đẹp hơn.

Trươc đây, Tết là những ngày hội tưng bừng kéo dài nhiều ngày, thế nên mới có câu “Tháng một là tháng ăn chơi”. Những gì đẹp nhất, ngon nhất và tốt nhất đều được dành cho những ngày Tết. Với quan niệm trong ngày Tết tất cả mọi thứ phải thật sớm và thật mới, thế nên trước khi Tết đến mỗi thành viên trong gia đình cùng nhau chuẩn bị để đón năm mới. Cả nhà cùng nhau sửa sang, quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm đồ, sắm thức ăn,… một không khí thật vui vẻ và ấm cúng. Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo là thần bếp trong nhà và là người ghi chép tất cả những việc làm của con người trong năm cũ để cuối năm lên Thiên đình báo cáo với Ngoc Hoàng. Thông thường hàng năm, lễ cúng ông Táo được làm vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp. Lễ cúng gồm có hương, nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép. Cùng với sự vận động của cuộc sống, giờ đây không hề ít người thay đổi quan niệm trong ngày Tết, cũng như ông cha ta thường nói là “ăn Tết”, nhưng đến bây giờ mọi người lại gọi là “nghỉ Tết”.

Món ăn truyền thống từ ngàn đời xưa đến nay không thể thiếu trong ngày Tết chính là “bánh chưng”! Bánh chưng được xem là bánh truyền thống, đặc trưng cho phong tục ăn uống ngày Tết ở Việt Nam.

Gói bánh trưng ngày tết -Nguồn internet

Thời khắc thiêng liêng nhất mà tất cả mọi người đều chờ đợi chính là khoảng thời gian giao thời giữa năm cũ và năm mới – Giao thừa, trong thời khắc này mọi người thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, thắp đèn hương cúng ông bà, ông vải, người thân đã khuất. Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới nhằm để cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình gặp những điều may mắn trong năm mới. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết với phong cách trang nghiêm.

Khoảnh khắc giao thừa-nguồn internet

Bước qua một ngày mới của năm mới, phong tục “xông đất” từ xưa đến nay vẫn được lưu giữ, Người Việt quan niệm nếu ngày mồng Một Tết mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngày đầu tiên của năm mới còn gọi là ngày Chính đán, con cháu sẽ tụ họp ở nhà ông bà để lễ Tổ tiên va chúc tết ông bà, những người lớn tuổi. Cứ năm mới tới,mỗi người tăng thêm một tuổi, bởi vậy ngày đầu năm là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên. Trong những ngày đầu năm, việc viếng thăm họ hàng rất được chú ý đến nhằm để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng. Đến thăm những người hàng xóm và những gia đình sống gần với gia đình của mình, những người bạn bè, đồng nghiệp và những người thân thiết với mình,… lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn,… Những chuyến thăm hỏi này giúp mọi người gắn kết và siết chặt với nhau hơn, xóa hết những khúc mắc của năm cũ, vui vẻ chào đón năm mới. Trẻ em háo hức nhận nhưng phong bao lì xì từ người lớn cùng với lời chúc ăn no, chóng lớn.

Trẻ con háo hức nhận lì xì -Nguồn internet

Văn hóa Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến với những nết đặc sắc tinh thần riêng rất Việt, vậy nên Lễ hội trong những ngày Tết thật náo nhiệt, sau những ngày làm việc mệt nhọc thì con người lại được hòa mình vào với các sinh hoạt văn hóa cộng đồng nơi làng quê như đu xuân, đấu vật, rối nước, múa rồng, múa lân,… Tùy theo bản sắc văn hóa của mình, mỗi địa phương đều tổ chức lễ hội ngày tết vơi những phần “lễ” và phần “hội” chứa đựng những nét văn hóa khác nhau rất phong phú. Đây chính là dịp để mọi người xích lại gần nhau, cùng nhau ôn lại những truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc. Những ngày đầu năm, mọi người thường lên chùa để thắp nén nhang cầu may cho người thân trong năm mới, để hái lộc đầu năm, tìm đến một niềm tin thần cho năm mới…

Trải qua biết bao thế hệ, nhưng cho đến nay những nét đẹp truyền thống của dân tộc vân được lưu giữ. Dù Tết xưa hay Tết nay, dù ăn Tết hay nghỉ Tết, thì trong tâm thức của mỗi người con đất Việt Tết vẫn là một ngày hội lớn nhất trong năm. Đây là dịp để con người trở về với cội nguồn, là thời gian nghỉ ngơi rảnh rỗi đến thăm nhau, gửi đến nhau những tình cảm và lời chúc tốt đẹp nhất. Trong những năm gần đây, không chỉ những người con trong nước mà kể cả những người con ở miền xa trên mảnh đất người, vẫn tiếp tục bảo tồn và phát triển Tết cổ truyền của dân tộc. Nếu có điều khiên, họ sẽ về quê hương hưởng cái không khí Tết. Còn những người không có điều kiện, dẫu không về được quê nhà ăn Tết nhưng những cái Tết rất Việt, những buổi gặp mặt vẫn được tổ chức tại các nước có Kiều bào sinh sống, nó làm ấm áp thêm tình quê hương, vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà da diết của những người con xa xứ luôn hướng về đất mẹ thân yêu

Minh Thuận (b/s)

Nguồn BVPL: http://baobaovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/201701/net-dep-tet-xua-va-nay-2535253/