Nên hay không nên đăng video "vạch mặt" ca sĩ hát lip?

Rất ít ca sỹ của Việt Nam dám mạnh miệng tuyên bố: “Tôi chưa từng hát nhép”. Đâu là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều giọng hát chấp nhận đồng hành với nạn lip-sync

Phải khẳng định, rất nhiều ca sỹ đương đại của Việt Nam hát nhép. Từ diva cho đến nữ hoàng, ông vua hay các công chúa, hoàng tử nhạc Việt đều hơn một lần hát nhép, dù họ có tuyên bố rành rành: “Tôi không bao giờ hát nhép, tôi căm thù hát nhép, nhép là tội lỗi…”. Dĩ nhiên trong đó, người nói dối, người nói thật. Rất nhiều ca sỹ có lòng tự trọng nghề nghiệp và tự tin về khả năng của bản thân không hề thích hát nhép. Vậy tại sao họ lại nhép? Truyền hình trực tiếp – dĩ nhiên phải nhép Phải thừa nhận các trương trình truyền hình trực tiếp là một trong những tác nhân khiến cho việc hát nhép trở nên phổ biến. Thử tưởng tượng trong chương trình ca nhạc kỷ niệm một sự kiện lớn, ca sỹ đang say sưa hát một ca khúc nổi tiếng, bỗng nhiên… quên mất câu sau, hay tự dưng bị hụt hơi, hoặc không may ban nhạc đánh sai nhịp, micro hết pin, tắt tiếng… Tóm lại, có hàng chục lý do để chương trình bị gián đoạn. Và thế là, hát nhép trong các show ca nhạc truyền hình trực tiếp trở thành chuyện đương nhiên phải thế, được “ký giấy” đồng ý một cách ngầm hiểu. Thậm chí có chương trình, ca sỹ muốn hát “sống” vẫn bị đạo diễn “khuyến khích” nhép hoặc bắt phải nhép. Thế mới an toàn! Lý do họ đưa ra khó có thể bắt bẻ được. Chính vì vậy mới có chuyện diva hay nghệ sỹ ưu tú nào ít nhất cũng từng một lần hát nhép. Hát nhép trở thành một vấn nạn, nhưng là vấn nạn được cho phép, là thế. >> "Nghi án" Hồ Ngọc Hà hát lip trong chương trình Album Vàng >> Câu chuyện kì diệu của Âm nhạc Thời buổi này, các chương trình ca nhạc truyền hình trực tiếp hầu như ngày nào cũng có, đài nào cũng phát ( nhằm thu hút quảng cáo ). Cho nên, việc ca sỹ nhép môi theo đĩa thu sẵn trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Hầu như không ai cảm thấy day dứt vì thiếu lương tâm nghề nghiệp, cũng chẳng thấy khán giả bức xúc với điều đó. Đơn giản là dù không biết hay có biết, có bức xúc thì… lâu dần cũng thành quen. Thường ở những chương trình truyền hình trực tiếp, số lượng ca sỹ nhép chiếm đến hai phần ba, có chương trình nhép nguyên “dàn”. Các show diễn hiếm hoi đảm bảo không nhép hiện tại may ra chỉ có Bài Hát Việt và Con Đường Âm Nhạc, hai trương trình ca nhạc uy tín của VTC3. HTV có albun vàng hầu như số nào cũng có nhép, riêng trong chương trình gala tổng kết hồi tháng tư vừa rồi, hầu hết ca sỹ, kể cả một số ca sỹ trẻ giọng yếu vốn chuyên nhép, đều hát sống, rất đáng khen. Bạn có ủng hộ việc đưa video "nghi án" hát lip của các ca sĩ lên 2Sao? Ủng hộ - Đưa lên mạng những ca sĩ hay hát lip để làm trong sạch các chương trình truyền hình trực tiếp hiện nay đang tràn lan nạn hát lip Không ủng hộ - Nên thông cảm cho BTC và ca sĩ trong một số trường hợp khách quan. Ý kiến khác - Mời bạn viết trong phần bình luận dưới bài viết Nhép bởi âm thanh không đảm bảo Nhiều ca sỹ lập luận rằng ở các sân khấu ngoài trời hay nhiều quán bar nhỏ… âm thanh không hề chuẩn, thậm chí khá khủng khiếp, tạp âm nhiều. Đó là lý do khiến ca sỹ không thể nghe nhạc đệm để hát chuẩn, phải nhép để đảm bảo giọng hát “sạch”, khán giả có thể nghe rõ mình hát gì. Lý do này nghe khá ổn. Tuy nhiên có người nghe vặn lại: “Chúng tôi không cần nghe rõ, rõ mà ca sỹ nhép thà về nhà bật đĩa còn rõ hơn nhiều. Chúng tôi đến xem giọng ca mình yêu thích hát sống để thăng hoa theo cảm xúc thật của họ ở thời điểm đó, chứ không phải bỏ tiền để bị lừa nghe đĩa hát và ca sỹ đóng kịch”. Họ nói đúng, nên dù có vẻ hữu lý, nhưng với lý do âm thanh thực ra các ca sỹ đang ngụy biện cho việc thiếu tôn trọng khán giả của mình. Hình chỉ mang tính chất minh họa >> Đinh Mạnh Ninh tung clip "hot" trước cả clip bạc tỷ của Hoàng Hải Còn có một dạng “nhép” khác khá khó tin, đó là nhép … nhạc cụ. Điển hình cho dạng này là các nhóm nhạc Mặt Trời Mới, Mặt Trời Đỏ. Điều kiện âm thanh trên sân khấu Việt ít khi cho họ cơ hội vừa chơi nhạc cụ truyền thống vừa hát. Do đó họ chủ yếu chỉ đứng múa may làm cảnh, chủ yếu đưa tay giả vờ đánh đàn cho khớp với nhạc và hát, lúc nhép, lúc thật tùy trương trình. Hay như trong những chương trình truyền hình trực tiếp mà ca sỹ hát nhép, vẫn có ban nhạc đứng sau đệm đàn, nhưng tất nhiên là đàn vờ, từ trống, keyboard đến guitar, mỗi nhạc công đều trở thành một kịch sỹ bất đắc dĩ khá hài hước. Có muôn hình vạn trạng nguyên nhân khiến các ca sỹ muốn cống hiến giọng ca thật, cảm xúc thật của mình cho khác giả bất đắc dĩ phải nhép. Thế nhưng vẫn có rất nhiều ca sỹ được mệnh danh là “chuyên gia lip-sync”. Câu hỏi đặt ra là vì sao họ thích nhép? Vì hát nhạc nhanh, nhảy nhiều Chính vì nhảy nhiều, nhạc nhanh nên họ không thể hát nổi, thế là đành nhép. Trường hợp này phổ biến ở các ca sỹ teen chuyên hát nhạc sôi động đang rất được giới trẻ hâm mộ. Lý do họ đưa ra thoạt nghe cũng có lý: “Đến siêu sao quốc tế Britney Spears còn nhép đấy thôi, nhép rất nhiều, huống gì ca sỹ Việt. Chúng tôi cũng hát nhạc nhanh, nhảy quay cuồng nên bắt buộc phải nhép nếu không muốn khán giả nghe toàn tiếng thở hồng hộc trong micro. Đó là cách tôn trọng khán giả”. Hình chỉ mang tính chất minh họa Tuy nhiên, các ca sỹ ấy quên rằng, còn có những người cũng hát nhạc nhanh, nhạc nhảy nhưng hiếm khi nhép, trừ phi phải biểu diễn một tiết mục quá khó. Nếu muốn vừa nhảy vừa hát được họ cần tập luyện, và điều đó không phải là bất khả thi. Vì giọng quá yếu Một số ca sỹ khi nghe giọng hát trong đĩa rất dày, chắc, chuẩn. Đến khi có dịp thưởng thức buổi biểu diễn “sống” của họ, khán giả mới vỡ lẽ, hóa ra kỹ thuật phòng thu tân tiến đến mức đấy, có thể làm cho giọng hát chỉ hơn … vịt đực hay mèo kêu một chút trở thành sơn ca, họa mi. Hình chỉ mang tính chất minh họa > Trailer hấp dẫn của Harry Potter phần tiếp theo Trong chương trình gala Anbul vàng trên sóng HTV vừa rồi, hẳn nhiều người phải ngỡ ngàng trước chất giọng thực hiếm khi được nghe trực tiếp của các ngôi sao teen: làn hơi ngắn, thều thào, xuống thấp không tới, lên cao thô, vỡ, quãng trung thì lạc giọng, lạc nhịp… Phải chăng vì vậy mà những giọng ca này thường đầu tư nhiều hơn cho phần “hình” để phần nào át đi phần “tiếng” ? Nhưng cũng phải công nhận các bạn ấy rất đáng khen khi… dũng cảm khoe giọng hát thực của mình. Vì lười hát sống, hát sống mệt Cũng có ca sỹ khi hát sống tuy không xuất sắc nhưng nghe được, thậm chí khá hay. Thế nhưng họ lại chọn cách trường kỳ hát nhép, chẳng hiểu vì sao. Có người đoán vì họ chạy show nhiều, ở đâu cũng hát sống thì… mệt, mất sức hoặc đơn giản vì lười. Nhưng dù có biện minh thế nào, việc hát nhép của những ca sỹ “muốn có khán giả nhưng không muốn mất sức” này cũng khó được số đông chấp nhận. >> Bí mật của "Vua bánh mỳ" Vì đau ốm bất ngờ Khán giả hẳn sẽ không cảm thông và bỏ qua cho ca sỹ mình yêu mến khi họ đưa ra lý do này. Tuy nhiên, người khó tính sẽ lật lại vấn đề, nếu ốm, mất giọng bất ngờ, sao nhà tổ chức không thay ca sỹ khác, thậm chí bỏ hẳn tiết mục kia đi. Trường hợp không muốn bỏ show, sao ca sỹ không xin lỗi khán giả và hát bằng chất giọng bị ốm? Rất nhiều ca sỹ có lòng tự trọng nghề nghiệp đã làm như vậy. Đan Trường - Ca sĩ tuyên bố không hát lip (Ảnh:Zing) Còn nhớ trong live show xuyên Việt Em và Tôi hơn mười năm trước tại TP.HCM. dù ốm nặng và mất giọng hoàn toàn, ca sỹ Thanh Lam vẫn nhất quyết không chịu hát nhép lừa khán giả mà xin lỗi và nói rõ lý do tại sao hôm nay cô hát dở. Thế rồi, xúc động trước tình cảm của khán giả dành cho mình, cô bất ngờ lấy lại được giọng hát, biểu diễn đầy cảm xúc, mãnh liệt một cách kỳ diệu trong phần còn lại của live show. Đã ban hành lệnh cấm nếu phát hiện ca sỹ hát nhép sẽ phạt tiền, không cho biểu diễn… Vậy nhưng, cơ quan chuyên môn cấm nhép, đài truyền hình lại… du di cho nhép. Phép vua thua lệ làng, biết làm sao? Không thấy ai liên quan đứng ra đòi phạt một ca sỹ nhép trong chương trình truyền hình trực tiếp, dù cả nước xem cô/anh ấy hát nhép mười mưoi. Rồi ca sỹ biểu diễn ở hàng trăm sân khấu nhỏ lẻ vùng xa, ai theo kiểm tra mà phạt? Xem ra, cũng chỉ còn cách trông nom vào đạo đức nghề nghiệp, vào lòng tự trọng của mỗi ca sỹ. Tuy nhiên, những ca sỹ chuyên hát nhép, nghĩ là không có đạo đức nghề, thiếu lòng tự trọng, có chắc họ ngủ không ngon sau mỗi đêm diễn về? Có khi trong giấc ngủ, họ đang hạnh phúc ở một thế giới, nơi mà để trở thành ca sỹ, các bạn trẻ phải bắt đầu bằng việc… nhép môi theo đĩa nhạc. ĐỂ BÀI TRỪ NẠN HÁT NHÉP 1. Trước hết các ca sỹ phải có đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết tránh xa lip – sync. Nếu bầu sô yêu cầu hát nhép, hãy kiên nhân giải thích cho họ hiểu, lương tâm người ca sỹ không cho phép bạn đánh lừa khán giả. 2. Tiếp theo, bạn cần trang bị vốn kiến thức vững chắc về thanh nhạc nếu có ý định trở thành ca sỹ. Không ngừng trau dồi chuyên môn, luyện giọng để có khả năng hát live trong mọi trương trình, kể cả live show. 3. Từ chối tham gia những trương trình yêu cầu ca sỹ hát nhép. Nếu tất cả các ca sỹ đều nói “không” với các trương trình như thế này, những người tổ chức sẽ không còn lựa chọn nào khác là đề nghị hát sống 4. Trên cương vị người nghe, bạn có thể góp phần bài trừ nạn hát nhép bằng cách tẩy chay những ca sỹ coi thường khán giả, thường xuyên nhép môi theo đĩa nhạc. Khi không còn được fan ủng hộ, họ sẽ nhận ra sai lầm của mình và buộc phải sửa chữa. GIỚI CA SỸ NÓI GÌ? Trong ngày hội ca sỹ diễn ra tại Quy Nhơn đầu năm nay, có hẳn một hội thảo mà trong đó, chuyện hát nhép được đem ra làm vấn đề “nóng” để bàn luận, mổ xẻ. Nhiều ca sỹ phát biểu ý kiến rất tâm huyết và đầy day dứt, nhưng chẳng đi đến đâu. Có người vừa nói hôm trước, hôm sau đã lại nhép. Cũng có người đổ lỗi cho truyền hình, cho ban tổ chức chương trình, cho âm thanh… MỸ TÂM chia sẻ ý kiến một cách thẳng thắn, nhưng lập luận của cô không giải quyết được gì: “Ai muốn hát thật thì hát, ai muốn hát nhép cứ việc. Bởi lẽ, chỉ riêng việc ca sỹ hát nhép đã chứng tỏ họ như thế nào rồi. Còn chuyện ca sỹ không đủ khả năng để thể hiện tình cảm, chất giọng thực với khán giả thì không cần bàn cãi nhiều”. ĐÀM VĨNH HƯNG được xem là một trong những ca sỹ kiên quyết nói “không” với lip – sync cùng với Phương Thanh, Siu Black. Anh phát biểu rất thẳng thắn: “Mọi người không đọc được sự khinh thường của người khác dành cho mình khi làm những điều không đúng với lương tâm nghề nghiệp. Khán giả tinh lắm, đồng nghiệp với nhau lại càng tinh. Làm thế nào để khán giả, đồng nghiệp tôn trọng và nể mình mới khó. Tất nhiên, mỗi người có quyền chọn cho mình một con đường, một cách sống, cách ứng xử, nhưng hãy chọn làm sao để được gọi là đường đi đúng và sau mỗi đêm diễn, về nhà có thể ngủ ngon”. 2 - 5 triệu đồng là số tiền phạt đối với những trường hợp dùng băng, đĩa hoặc các phương tiện âm thanh khác đã thu sẵn để thể hiện thay cho giọng của người biểu diễn (Theo điều 33, khoản 2, điểm C nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin). Theo Herworld

Nguồn VietnamNet: http://2sao.vietnamnet.vn/p1001c1010n20100924172514875/nen-hay-khong-nen-dang-video-vach-mat-ca-si-hat-lip.vnn