NASA ghi được âm thanh ma quái từ sao Mộc trong mùa Halloween

Thiết bị của trường ĐH Iowa (Mỹ) trên tàu vũ trụ của NASA lần đầu tiên bay trọn vẹn quanh quỹ đạo sao Mộc, đã ghi âm được âm thanh ma quái, như đánh đố trong mùa Halloween.

NASA ghi được âm thanh ma quái từ sao Mộc trong mùa Halloween

Thiết bị UI đã nghe thấy sóng radio từ cực quang của sao Mộc và ghi âm lại. Bản ghi âm gọi là Waves (Sóng) do tàu vũ trụ Juno bay 2.600 dặm trên tầng mây sao Mộc.

Cực quang của sao Mộc có ánh sáng giống như ở cực Nam và Bắc trên Trái Đất, nhưng có quy mô lớn hơn. Bản ghi âm âm thanh trên sao Mộc sau đó được các kỹ thuật viên UI chuyển đổi thành file âm thanh.

NASA cho biết, từ thập niên 50 họ đã phát hiện ra âm thanh từ sao Mộc, nhưng chưa bao giờ phân tích âm thanh.

Nhà nghiên cứu Bill Kurth thuộc trường ĐH Iowa (UI) đang tìm hiểu về bản ghi âm Waves cho biết: "Waves là tín hiệu phát ra từ những phân tử năng lượng sản sinh ra cực quang rộng lớn trên cưc Bắc sao Mộc.

Những sóng radio này phát ra mạnh nhất trên Hệ Mặt Trời. Chúng tôi đang cố gắng tìm ra nguồn gốc của các electron".

Nhóm nghiên cứu Sóng của trường ĐH Iowa đã tham gia cuộc họp khoa học mang tên Perijove 1 hồi cuối tháng 8 vừa qua, khi tàu vũ trụ Juno lần đầu tiên bay gần sao Mộc.

Đó là khoảnh khắc tuyệt vời khi thấy được cận cảnh cực quang của hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.

Lần đầu tiên thấy được cái gì đó thì nó như một sự đánh đố khám phá. Các nhà khoa học muốn biết các electron và ion tăng tốc dọc theo đường từ trường sao Mộc va chạm với khí quyển, làm nổ bung ánh sáng trở thành cực quang.

Thiết bị Waves sẽ cho ra ví dụ về sóng plasma theo phân đoạn khác nhau trong đường từ trường bao quanh quỹ đạo sao Mộc.

Sóng plasma được ví như chiếc đàn dây. Khi kéo violon, dây đàn rung động như sóng plasma do những phân tử chuyển động.

Con người không thể nghe thấy sóng radio từ sao Mộc nên các nhà khoa học phải hạ tần số rồi nén lại thành nhiều giờ đo lường, chuyển thành track âm thanh rút gọn. Các cảm biến UI thực hiện sự chuyển đổi này.

Camera độ phân giải cao trên tàu vũ trụ Juno chụp quang cảnh khí quyển Jovian và cực bắc và nam sao Mộc.

Ngày 27/8, tàu vũ trụ Juno tiến đến sao Mộc gần nhất. Từ nay đến tháng 2/2018, tàu vũ trụ Juno sẽ còn bay quanh sao Mộc 35 lần nữa.

Các nhà khoa học đang chờ đợi đợt nghiên cứu tiếp theo từ ghi nhận tiếp theo của thiết bị Waves sẽ thực hiện vào ngày 2//11.

Nguồn: Science Daily

theo Trí Thức Trẻ

Nguồn Soha: http://soha.vn/nasa-ghi-am-duoc-am-thanh-ma-quai-tu-sao-moc-trong-mua-haloween-20161011105357575.htm