Năng lực thực sự của tên lửa Hwasong-12 Triều Tiên định bắn tới Guam

Các chuyên gia nhận định, tên lửa Hwasong12 đạt tầm cao 2000km là bước tiến trong việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa của Bình Nhưỡng.

Tên lửa Hwasong-12 từng lộ diện lần đầu tiên trong cuộc diễu hành ngày 15/4 kỷ niệm 105 năm ngày sinh lãnh tụ Kim Nhật Thành.

Hwasong-12 trong cuộc diễu hành ngày 15/4.

Theo các báo cáo của Triều Tiên, tên lửa đạt tới độ cao 2.111 km trước khi rơi xuống biển.

Bình Nhưỡng không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về vận hành cũng như đặc điểm của tên lửa nhưng các chuyên gia nhận định, tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên có thể đạt tầm cao 2000km là bước tiến trong việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa của Bình Nhưỡng.

Tên lửa Hwasong12 này được cho là có tầm bay giữa Musudan và KN-08 (Hwasong-13) hoặc KN-14 (Hwasong-14).

Một vụ phóng tên lửa Hwasong-12.

John Schilling, chuyên gia tên lửa Mỹ đánh giá, tầm vươn của Hwasong-12 là 4.500km, dài hơn Musudan (3000km). Tầm vươn này sẽ đặt đảo Guam vào tầm ngắm. Nhưng nếu phát triển thành công tên lửa đa giai đoạn thì khả năng tấn công đối với lục địa Mỹ không thể loại trừ.

Trong trường hợp Hwasong-12 là tên lửa một giai đoạn thì với tầm bắn 4.500km, cũng được xem là "chưa từng có tiền lệ". Trong lịch sử, tên lửa một giai đoạn duy nhất có thể sánh với Hwasong-12 là R-14 của Liên Xô (cũ).

Các chuyên gia chỉ ra rằng, các tiến bộ mà Triều Tiên đạt được qua việc phóng Hwasong12 là:

Hwasong-12 được đánh giá là có nhiều tiến triển về công nghệ.

Nhiên liệu đẩy mạnh hơn: Máy bay Hwasong-12 sử dụng nhiên liệu tương tự nhiên liệu dùng trong ICBM của Nga, mạnh hơn nhiều so với hỗn hợp dầu lửa và axit nitric được sử dụng trong thiết bị phóng vệ tinh của Triều Tiên.

Động cơ tên lửa mới: Hwasong-12 sử dụng động cơ tên lửa mới so với tên lửa Scud hay Musudan, cho thấy sự tiến triển trong việc thiết kế động cơ mới từ việc sao chép động cơ của Liên Xô (cũ).

Khung máy bay nhẹ: Để đạt được hiệu quả trong cuộc thử nghiệm bay vào ngày 14/5, chiếc Hwasong-12 phải có khung máy bay nhẹ, tức là không quá 7% khối lượng được phóng ra của tên lửa. Giảm trọng lượng chết do khung máy bay cho phép tên lửa đi xa hơn và là một bước quan trọng khác trong việc phát triển ICBM.

Hwasong-12 đã chứng tỏ những bước đột phá về công nghệ trong việc phát triển một tên lửa có khả năng đưa vũ khí hạt nhân tới lục địa Mỹ.

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/nang-luc-thuc-su-cua-ten-lua-hwasong-12-trieu-tien-dinh-ban-toi-guam-295105.html