Nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam

Bên cạnh giống lúa phù hợp, phương pháp canh tác cải tiến cũng là yếu tố giúp nâng cao năng suất canh tác lúa.

Bayer Việt Nam vinh dự là đơn vị tài trợ chính của Hội thảo Lúa gạo vừa được Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Với chủ đề “Nâng cao giá trị và Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam”, Hội thảo Lúa gạo lần thứ tư có sự tham dự của hơn 150 đại biểu đến từ khối nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt có sự tham gia của đại diện Ban Kinh tế Trung ương, Bộ NNPTNT, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các viện nông nghiệp và khoa học cùng các đối tác trong chuỗi giá trị lúa gạo.

Hội thảo năm nay tổ chức trong bối cảnh ngành nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất lúa gạo và người nông dân trồng lúa ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức ngày càng gia tăng như thời tiết khắc nghiệt, với các đợt hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng, cùng với dự báo giảm sản lượng xuất khẩu gạo trong năm 2016 do thiếu khả năng cạnh tranh...

Bayer ủng hộ đối thoại về các thách thức hiện hữu của ngành nông nghiệp nhằm đưa ra giải pháp sáng tạo hỗ trợ người nông dân. Ảnh: T.H

Nhu cầu hợp tác nhiều và chặt chẽ hơn nữa trong toàn bộ chuỗi giá trị là cần thiết hơn bao giờ hết. Bằng việc kết nối các nông hộ nhỏ lẻ với các đối tác thuộc chuỗi giá trị, Bayer mong muốn tạo điều kiện cho người nông dân được hưởng lợi nhiều hơn trong việc bán các sản phẩm mình thu hoạch được và đảm bảo về giá cho sản phẩm của họ”.

Ông Kohei Sakata - Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam

Tại hội thảo, đại diện Bayer Việt Nam cập nhật bước phát triển trong kế hoạch hành động bốn điểm với cách tiếp cận toàn diện mà công ty đã thực hiện từ năm 2014. Kế hoạch bao gồm: (1) đi đầu trong phát minh cải tiến để giải quyết những thách thức chính trong canh tác lúa thông qua những giải pháp mới và hiện đại; (2) Nâng cao năng lực cho nhà nông bằng cách cung cấp các công cụ, giải pháp kỹ thuật và huấn luyện; (3) Nâng cao năng suất nông nghiệp một cách bền vững và thân thiện với môi trường; (4) Mở rộng quan hệ đối tác trên toàn chuỗi giá trị lúa gạo, giữa khối nhà nước và tư nhân.

Hợp tác cùng Viện Nghiên cứu Lúa gạo Cần Thơ, Bayer Việt Nam giới thiệu giải pháp sáng tạo giúp người nông dân kiểm soát cỏ dại hiệu quả hơn khi áp dụng kỹ thuật sạ khô - phương pháp được đánh giá có khả năng thay thế kỹ thuật trồng lúa nước trong điều kiện khô hạn.

Tuy nhiên, so với lúa cấy thông thường, khả năng ruộng bị cỏ dại xâm lấn khi áp dụng phương pháp sạ khô cao hơn rất nhiều. Là một công ty sáng tạo hàng đầu, Bayer giúp nông dân vượt qua thử thách hạn hán với giải pháp quản lý cỏ dại tiên tiến, thiết thực và kinh tế nhất, để nhà nông vững tâm áp dụng phương pháp sạ khô - một trong các kỹ thuật canh tác nông nghiệp hiện đại. Báo cáo cho thấy các giải pháp quản lý cỏ dại của công ty kinh tế hơn và mang lại lợi nhuận ròng nhiều hơn 2-3 lần so với kiểm soát cỏ dại bằng tay.

Có khoảng 100 yếu tố sinh học (côn trùng, nấm, cỏ dại) và điều kiện bất lợi của môi trường (xâm thực mặn, hạn hán, lũ lụt...) ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất lúa. Việc nghiên cứu và phát triển các giống lúa mới của Bayer đã giúp người nông dân đối mặt với các thách thức này. Cụ thể, hai giống lúa mới BTE1 và TEJ Vàng mà Bayer ra mắt đã đáp ứng các điều kiện của thị trường Việt Nam.

Bên cạnh giống lúa phù hợp, phương pháp canh tác cải tiến cũng là yếu tố giúp nâng cao năng suất canh tác lúa. Nhưng nhiều nông hộ sản xuất nhỏ lẻ tại Việt Nam không có đủ khả năng để đầu tư vào các công nghệ mới. Đó là cơ sở thúc đẩy Bayer phát triển sáng kiến “Much More Rice”. Ra mắt tại Việt Nam vào năm 2010, chương trình cung cấp cho nhà nông các giải pháp bảo vệ thực vật, các kiến thức về nông nghiệp bao gồm các khóa huấn luyện và áp dụng giải pháp nông nghiệp an toàn. Kết quả cho thấy nông dân tham gia chương trình có thể tăng năng suất lên đến 19% và lợi nhuận bình quân thậm chí lên đến 22%. Điều này tạo nên sự khác biệt lớn cho các nông hộ nhỏ lẻ vì giúp họ có thu nhập tốt hơn để sinh sống.

Ngoài ra, Bayer cũng chủ động hợp tác với nhiều đối tác trong khối nhà nước và tư nhân để thúc đẩy tăng trưởng và tạo thuận lợi cho việc trao đổi chuyên môn, kỹ thuật và các nguồn lực khác.

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/kinh-te/nang-cao-gia-tri-va-xay-dung-thuong-hieu-gao-viet-nam-722983.html