Năm học 2016-2017: Số lượng giảng viên tăng

Theo báo cáo tổng kết năm học 20162017, số lượng giảng viên trong các trường đại học là 72.792 người (công lập: 57.634 người; ngoài công lập: 15.158 người), tăng 4,6% so với năm học 20152016.

Theo kết quả khảo sát của Bộ GD-ĐT cho thấy, nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên trình độ tiến sĩ tại nước ngoài của các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2017-2020 là 6.939 người (năm 2017: 1.613 người, năm 2018: 1.683 người, năm 2019: 1.759 người, năm 2020: 1.884 người) với 07 nhóm ngành: Kinh tế - Quản lý, Kỹ thuật - Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội nhân văn, Khoa học sức khỏe, Mỹ thuật - Thể dục, Nông lâm ngư.

Năm học 2016-2017, số lượng giảng viên trong các trường đại học là 72.792 người (công lập: 57.634 người; ngoài công lập: 15.158 người), tăng 4,6% so với năm học 2015-2016. Ảnh Ngô Chuyên.

Đồng thời, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo 2 trường đại học sư phạm lớn nghiên cứu, dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên giai đoạn 2017-2025 để đề xuất quy mô, giảm chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm, quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm.

Năm học 2016-2017, số lượng giảng viên trong các trường đại học là 72.792 người (công lập: 57.634 người; ngoài công lập: 15.158 người), tăng 4,6% so với năm học 2015-2016.

Trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ: 16.514 người; thạc sĩ: 43.065 người; chuyên khoa cấp 1 và chuyên khoa cấp 2: 557 người; ĐH, CĐ: 12.507 người; trình độ khác: 149 người. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ năm học 2016-2017 tăng 19,74% so với năm học 2015-2016.

Năm 2016, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã công nhận 65 GS, 638 PGS, trong đó, số đang trực tiếp làm việc tại các cơ sở đào tạo là 48 GS (chiếm 73,85%); 508 PGS (chiếm 79,62%).

Số lượng giảng viên trong các trường sư phạm hiện nay là 3.388 người, trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ là 115 người, thạc sĩ là 2.187 người.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng nêu ra những hạn chế như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn chưa đồng bộ, hiệu lực chưa cao, một số văn bản có nội dung không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Số lượng giảng viên các cơ sở GDĐH phân theo
trình độ và chức danh khoa học. Nguồn: Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2016-2017.

Vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương (thừa giáo viên trung học cơ sở, thiếu giáo viên mầm non, tiểu học, đặc biệt là giáo viên dạy các môn Tin học, Ngoại ngữ, Nhạc, Họa...).

Việc chuyển giáo viên phổ thông dôi dư dạy mầm non chưa qua đào tạo ở một số địa phương... đã gây bức xúc trong ngành và xã hội (Thanh Hóa).

Công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục ở một số địa phương chưa bảo đảm đúng quy định; tình trạng ký hợp đồng và chấm dứt hợp đồng lao động, tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm; đánh giá giáo viên chưa đúng quy định... gây nhiều bức xúc cho các thầy giáo, cô giáo và xã hội.

Năng lực nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; một số giáo viên thiếu kỹ năng, phương pháp sư phạm, cá biệt có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.

Năng lực quản lý và quản trị nhà trường của một bộ phận cán bộ quản lý còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi sang mô hình quản lý chất lượng dựa trên chuẩn, dân chủ trong trường học còn nhiều bất cập.

Một số cơ sở đào tạo giáo viên chậm đổi mới nội dung, phương pháp, chưa chú trọng cho sinh viên thực hành nghề nghiệp, chưa phối hợp tốt với địa phương trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Số lượng giảng viên đại học tăng so với năm học 2015-2016, tuy nhiên, tỷ lệ giảng viên có chức danh GS, PGS và trình độ tiến sĩ trong toàn hệ thống còn ở mức thấp, đặc biệt là tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của các trường cao đẳng sư phạm còn quá thấp (chiếm khoảng 3,4%).

Xuân Diệp

Nguồn Công Lý: http://congly.vn/xa-hoi/giao-duc/nam-hoc-2016-2017-so-luong-giang-vien-tang-223048.html