Năm an toàn giao thông 2013: Những vấn đề cần quan tâm

Năm 2013 được Chính phủ chọn tiếp tục là Năm An toàn giao thông. Đây là quyết định hợp lý nhằm tạo những chuyển biến mang tính căn cơ và toàn diện hơn, sau những thành công quan trọng của Năm An toàn giao thông 2012. Tuy nhiên, để Năm An toàn giao thông 2013 đạt kết quả tích cực hơn nữa, các ngành các cấp cần quan tâm một số vấn đề sau:

Thứ ba, chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, an toàn, hợp lý để góp phần đảm bảo an toàn giao thông. Cần nhìn nhận rằng, kể cả những vụ tai nạn có lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông thì ít nhiều có lỗi của kết cấu hạ tầng giao thông, như độ bám của mặt đường, độ rộng của làn đường, sự phân luồng phân tuyến, việc lắp đặt các thiết bị, biển báo hướng dẫn an toàn giao thông, sự đồng bộ giữa cầu và đường… Do đó, cần có những nghiên cứu thấu đáo để có những sửa chữa, xây dựng, lắp đặt hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm.

Thứ tư, quan tâm xử lý những vấn đề giao thông còn chưa được giải quyết triệt để trong thời gian qua, như người điều khiển phương tiện giao thông ngay sau khi uống rượu bia, người chưa đủ tuổi nhưng điều khiển phương tiện giao thông, xe khách chở quá số người theo quy định, xe tải chở quá tải, nạn “xe vua”, nạn “làm luật” của một số cảnh sát giao thông từ đó bỏ qua nhiều lỗi của các lái xe… Ở các địa phương, tùy theo tình hình cụ thể cần có những giải pháp phù hợp để giải quyết triệt để các tồn tại này và ngăn ngừa sự tái diễn ở những năm tới.

Thứ năm, cần rà soát, tiến tới hạn chế lưu hành những phương tiện không đảm bảo an toàn giao thông, gây ô nhiễm môi trường… Chẳng hạn, kiên quyết loại những ô tô không đủ điều kiện đăng kiểm, những xe máy cũ nát, các loại xe thô sơ không được kiểm định chất lượng, các phương tiện có khói thải và tiếng ồn vượt mức cho phép… Trong đó, cần siết chặt quản lý các trung tâm đăng kiểm và có quy định về trách nhiệm hình sự đối với tổ chức, cá nhân chứng nhận sai đối với phương tiện không đảm bảo an toàn gây hậu quả nghiêm trọng.

Thứ sáu, tăng cường chất lượng đào tạo lái xe và sát hạch giấy phép lái xe, trong đó chú trọng hơn việc giáo dục đạo đức người lái xe thay vì chỉ quan tâm dạy các kỹ năng thực hành, quan tâm việc dạy sát hạch theo hướng bám sát thực tế giao thông trong nước (thay vì theo mô hình hoặc tình huống giả định không thực tế). Các ngành chức năng cần có biện pháp hạn chế việc làm giả giấy phép lái xe; phải xứ lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán, sử dụng giấy phép lái xe giả.

Thứ bảy, tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về giao thông, nhất là các lỗi vi phạm có ảnh hưởng đến nhiều người. Lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông cần có sự phối hợp chặt chẽ để giám sát và có hình thức xử lý phù hợp đối với các hành vi vi phạm. Cần có thêm nhiều hình thức chế tài đối với các vi phạm, như phạt lao động công ích, tham gia tuyên truyền pháp luật về giao thông… chứ không nhất thiết chỉ có phạt tiền, tạm giữ hoặc tịch thu phương tiện.

Những kết quả tích cực của năm an toàn giao thông 2012 cho thấy nếu toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội quan tâm nhiều hơn, có sự nỗ lực và tập trung cao độ hơn đối với việc đảm bảo an toàn giao thông thì công tác này sẽ đạt kết quả tích cực. Do đó, trên cơ sở những kinh nghiệm của năm 2012, ở Năm an toàn giao thông 2013 này, sự quan tâm, sự nỗ lực và tập trung phải được thể hiện cao hơn nữa, với nhiều giải pháp quyết liệt, đột phát để có kết quả tích cực hơn.

TRÚC GIANG (quận 3, TPHCM)

Nguồn SGGP: http://sggp.org.vn/nhipcaubandoc/2013/1/309071/