Năm 2011: Vẫn chưa hết khó khăn cho doanh nghiệp

Nhân dịp này, TBKTSG Online đã có cuộc trò chuyện ngắn với ông Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh của Trường đại học Ngân hàng TPHCM, về những khó khăn và thuận lợi doanh nghiệp có thể gặp trong năm nay.

Những ngày nghỉ ngơi thoải mái trong mùa tết đã qua, mọi người lại chuẩn bị cho một năm làm việc mới. Các doanh nghiệp cũng chuẩn bị khởi động cho một năm làm ăn mới. - Năm 2011 có những thuận lợi sau đối với các doanh nghiệp: khủng hoảng tài chính của Mỹ đang trong giai đoạn phục hồi tốt, tổng GDP cả thế giới được dự báo tăng 4,4%, nợ công khối châu Âu tăng khoảng 1,5% và chiều hướng khắc phục tốt. Do vậy, các tác động bên ngoài, vốn là tác động mạnh nhất lên các nước đang phát triển như Việt Nam như nhập khẩu suy thoái, nhập khẩu lạm phát, sẽ nhẹ nhàng hơn trong năm 2011 và nếu nền kinh tế thế giới ổn định trở lại thì giá nguyên vật liệu sẽ giảm dần. Bên cạnh đó, năm 2011 quyết sách của chính phủ thể hiện quyết tâm cao, như về quản trị giá, về cơ chế phối kết hợp nhiều ngành lần này đã quy trách nhiệm cho từng ngành, thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng nhẹ nhàng chứ không mạnh như Hy Lạp, như bắt đầu thắt chặt chi tiêu công, giảm nợ công, giảm bội chi ngân sách bằng cách giảm chi thường xuyên, thanh lọc các dự án… Nếu chỉ thực hiện một phần những vấn đề đó thôi thì đã thuận lợi lắm rồi. Về chính sách tiền tệ, thực hiện biện pháp thắt chặt bằng cách nâng lãi suất, giảm tăng trưởng tín dụng sẽ dẫn đến thuận lợi là làm giảm lạm phát. Nhưng ngược lại, nếu tính cân bằng trong năm nay doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm 2010. Việc phục hồi kinh tế của châu Âu có tốt hơn nhưng yếu tố khủng hoảng thất nghiệp, khủng hoảng an sinh còn nguyên, dẫn tới hàng sản xuất ra không có thị trường, thêm vào đó các nước khác cũng tìm cách bảo hộ mậu dịch bằng các hàng rào kỹ thuật, bằng thuế, bằng chính sách tiền tệ… Như vậy năm 2011 doanh nghiệp sản xuất Việt Nam gặp khó khi xâm lăng các thị trường khác do bản thân mình còn yếu, các nước khác thực hiện chính sách bảo hộ, và sức mua của thị trường nước ngoài vẫn thấp. Bên cạnh đó, lạm phát trong nước còn cao nên sức cũng thấp, và thị trường trong nước cũng trở nên khó khăn với doanh nghiệp. Hậu quả của việc chống lạm phát là lãi suất cao cho doanh nghiệp và vấn đề này sẽ còn kéo dài. Bên cạnh đó, đầu 2011 nhiều cam kết lớn với WTO bắt đầu có hiệu lực ở Việt Nam như doanh nghiệp bán lẻ và ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp trong nước, như vậy sự cạnh tranh sẽ tăng đột ngột trong năm 2011. Một vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp nữa là rủi ro chính sách, chúng ta đang chống lạm phát nên các biến động về tỷ giá, lãi suất sẽ rất khó lường. - Có một số vấn đề mà doanh nghiệp có thể xem xét để làm trong một năm vẫn chưa hết khó khăn như năm nay. Thứ nhất, doanh nghiệp phải có cách nhìn, nếu nhìn khủng hoảng là cơ hội thì hành vi sẽ sáng suốt hơn, và thực tế người ta chỉ làm giàu được khi có chiến tranh và khủng hoảng còn không thì lợi nhuận chỉ phát triển bình quân. Về nhận thức tư tưởng, nhiều doanh nghiệp trở nên chán nản, mất bình tĩnh, mất sáng suốt mà không thấy được những cơ hội như giá cả các loại máy móc đang rất rẻ, giá nhân công nước ngoài có trình lực độ cao cũng đang rẻ đi. Đây là lúc ít việc làm nên doanh nghiệp có thể lấy thời gian này thực hiện hoạt động tái cấu trúc ở các mặt: chế độ chủ sở hữu như có thêm một đối tác chiến lược lớn sẽ giúp công ty bật mạnh hơn, ISO hóa, giữ nhân sự cấp cao, hất nhân sự cấp dưới đồng thời cướp nhân sự chất lượng cao ở nơi khác về. Chỉ có lúc này mới có cơ hội. Sau đó là tái cấu trúc về công nghệ thông tin, và cuối cùng là tái cấu trúc văn hóa công ty, bắt đầu đào tạo xây dựng nề nếp. Nếu bây giờ không làm sẽ không còn lúc nào có thể làm được nữa. Doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh lại thái độ kinh doanh biểu hiện qua lợi nhuận kỳ vọng. Thông thường trong những điều kiện như hiện nay, người ta sẽ điều chỉnh hạ lợi nhuận kỳ vọng thậm chí chấp nhận hòa vốn, đây không phải sợ khó khăn mà để phòng chống các rủi ro, và lấy khó khăn làm đà tái cấu trúc cho những năm sau. Lúc này cũng là lúc doanh nghiệp cần thay đổi cấu trúc quản trị, gồm có quản trị chiến lược, nghệ thuật lãnh đạo, quản trị thời gian, và quản trị động viên nhân viên. Thứ năm là thiết lập danh mục đầu tư phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thua trong năm 2010 do bố trí giữa công và thủ không hợp lý, và mải lo tấn công quá. Các doanh nghiệp Việt Nam thường nghiêng nhiều về phía công, năm nay doanh nghiệp cần thiết lập một danh mục đầu tư nghiêng về phía phòng thủ nhiều hơn. Thực tế cho thấy, năm 2010 những ngân hàng lãi lớn chủ yếu là các ngân hàng có phần chứng từ có giá lớn, khả năng sinh lời thấp nhưng giải quyết được vấn đề thanh khoản và khi có vấn đề cấp bách có thể vay từ Ngân hàng Nhà nước với lãi suất cực kỳ thấp. Cuối cùng, các doanh nghiệp cần điều chỉnh lại hệ số đòn cân nợ của mình. Các doanh nghiệp Việt Nam vay nhiều quá. Có 1 đồng vay bao nhiêu tối ưu thì tùy vòng quay của từng ngành nhưng toán thống kê cho thấy không nên vay quá 2 đồng đối với tất cả các ngành. Đó là những vấn đề doanh nghiệp có thể xem xét để tự cải thiện, nâng cao chất lượng của mình trong năm 2011 được dự báo là sẽ chưa bớt khó khăn so với năm 2010.

Nguồn VietStock: http://www.vietstock.vn/channelid/770/tin-tuc/179924-nam-2011-van-chua-het-kho-khan-cho-doanh-nghiep.aspx