Nấc cụt liên tục 'tố cáo' nhiều căn bệnh nguy hiểm mà ai cũng chủ quan

Nấc cụt không chỉ gây khó chịu và bất tiện cho người mắc phải mà còn báo trước những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Bệnh nấc cụt.

Nấc (nấc cụt) là do kích thích dây thần kinh phế vị và hoặc thần kinh hoành gây nên sự co thắt đột ngột cơ hoành trong vài giây, cường độ mạnh, dứt khoát ngoài ý muốn của con người nhằm tống khí ra khỏi buồng phổi, khi luồng khí đi ngang qua dây thanh âm vùng hầu – họng tạo thành tiếng nấc. Nấc có thể gặp ở mọi lứa tuổi, song hay gặp nhất ở trẻ nhỏ.

Thông thường, hiện tượng nấc cụt xuất hiện khi chúng ta nuốt thức ăn quá nhanh hoặc lượng không khí bị nuốt vào bao tử quá nhiều…. Nhưng, những cơn nấc cụt như thế hiếm khi kéo dài quá 1 phút.

Nguyên nhân gây nấc cụt:

Nấc tạm thời, chủ yếu do dạ dày bị căng trướng gây kích thích thần kinh phế vị và cơ hoành do ăn uống quá nhanh, ăn nhiều thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều gia vị như ớt, uống nhiều các loại nước có ga, rượu, cơ thể suy nhược, mất ngủ, chán ăn, xúc động đột ngột, táo bón. Đây là dạng phổ biến, không ảnh hưởng sức khỏe, không cần điều trị.

Những mối nguy hiểm về sức khỏe khi bị nấc cụt liên tục

Hiện tượng nấc cụt xảy ra do sự co thắt không tự chủ, ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là "hic".

Từ một đứa trẻ nằm trong bụng me cũng có thể bị nấc cụt 1-2 lần/ngày, mỗi lần kéo dài 3-5 phút cho đến người lớn tuổi mà không có lý do.

Một vài lần bị nấc cụt, chúng ta thấy đó là điều bình thường. Quả đúng như vậy. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình huống đó có thể do ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, uống quá nhiều nước một cách nhanh chóng, ăn các món cay, chua...

Tuy nhiên, nếu cơn nấc diễn ra bất thường, đau đớn hay xảy ra mà không có lý do thì chắc chắc sức khỏe của bạn đã có vấn đề.

Trào ngược axit

Nấc thường xuyên có thể là do bạn bị bị trào ngược axit, một căn bệnh tiêu hóa trong đó các axit trong dạ dày nôn ra đến miệng và thực quản, gây cảm giác ợ nóng.

Căng thẳng

Nhiều nghiên cứu đã kết luận những người chịu nhiều căng thẳng có thể gặp cơn nấc thường xuyên, Vì vậy, hãy dành nhiều thời gian để thư giãn.

Ung thư

Nếu bạn bị nấc kéo dài quá lâu mà không rõ nguyên nhân, hãy cẩn thận. Đó được xem là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiềm tàng của bệnh ung thư não và dạ dày.

Viêm phổi

Nấc cụt mãi mà không dứt cũng là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, đặc biệt là nếu nó đi kèm ớn lạnh, sốt, đau ngực...

Rối loạn thần kinh

Nếu thường xuyên bị nấc kết hợp với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, mờ mắt..., khả năng lớn bạn có thể bị rối loạn hệ thống thần kinh.

Ảnh minh họa.

Đột quỵ

Nấu cụt liên tục cũng được xem là một dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn đột quỵ. Do vậy, bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Các nhà khoa học chưa hiểu tại sao nhưng một số trường hợp đột quỵ bắt nguồn từ phần sau của não có mối liên hệ với các cơn nấc. Và tai nạn thường xảy ra với phụ nữ hơn.

Khi sắp bị đột quỵ, bệnh nhân thường bị nấc và đi kèm đau ngực, tê nhức, mờ mắt; tuy nhiên đôi khi cơn nấc quá nặng khiến bệnh nhân không để ý các triệu chứng khác.

Ảnh minh họa.

Đau tim

Nếu bị nấc cụt kèm theo các triệu chứng như đau ngực, đổ mồ hôi.., bạn nên đi khám để phòng ngừa một cơn đau tim đang đến.

Vấn đề về thận

Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết những cơn nấc cũng là dấu hiệu cảnh báo bộ phận thải độc trong cơ thể đang bị suy yếu. Nếu bị nấc kèm với co giật cơ, khát nước quá mức, da nhợt nhạt xanh xao, bạn cần đi khám ngay vì thận đang có vấn đề.

Xem thêm : Những cách chữa nấc cụt hiệu quả

Phạm sơn (T/h)

Nguồn SKCĐ: http://suckhoe.com.vn/chua-benh/nac-cut-lien-tuc-to-cao-nhieu-can-benh-nguy-hiem-ma-ai-cung-chu-quan-74024