Mỹ trang bị drone cho các biệt đội lính bắn tỉa

Đến cuối năm 2017, Thủy quân lục chiến Mỹ muốn mỗi biệt đội lính thủy bắn tỉa của họ đều sở hữu một thiết bị bay không người lái (drone) để trinh sát và giám sát các hoạt động của mình.

Đến cuối năm 2017, Thủy quân lục chiến Mỹ muốn mỗi biệt đội lính thủy bắn tỉa của họ đều sở hữu một thiết bị bay không người lái (drone) để trinh sát và giám sát các hoạt động của mình.

Theo chuyên trang Military, tướng Robert Neller mô tả rằng Thủy quân lục chiến Mỹ hiện đang phải đối diện với các mối đe dọa cao cấp, các công nghệ mới và môi trường hoạt động ngày càng phức tạp, thông qua một Bản kế hoạch về ý tưởng điều hành Thủy quân lục chiến Mỹ mới vừa được ông giới thiệu trong triển lãm Modern Day Marine expo.

Tài liệu này mô tả các trận chiến tương lai ở những vùng duyên hải và các thành phố lớn là trận chiến của những tín hiệu điện từ và một môi trường tác chiến mới, trong đó các drone và hệ thống điều khiển sẽ được trưng dụng nhiều hơn.

"Với lợi thế của máy móc trong các tác vụ lặp đi lặp lại để hoàn thành khối lượng công việc lớn, nó sẽ giúp giải phóng con người và giúp họ tập trung vào những thứ mà họ làm tốt nhất hoặc chỉ phải làm một công việc đơn nhất", tài liệu về kế hoạch của Neller cho biết . "Thách thức lớn nằm ở chỗ máy móc có thêm quyền hành tự trị hơn, và làm thế nào để tạo ra mối liên kết hiệu quả giữa người với máy trong các nhiệm vụ tác chiến".

Và để hiện thực hóa tầm nhìn này, Nellerđặt ra một cột mốc thời gian để kết hợp ít nhất một công nghệ trong số đó với con người. "Vào cuối năm tới, mục tiêu của tôi là mối đội bắn tỉa của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đều triển khai ngay thiết bị bay không người lái 4 động cơ của họ", ông chia sẻ. "với mức giá tầm 1000 USD".

Neller cũng cho biết, ông không ủng hộ chọn một nhà sản xuất riêng biệt nào và đề nghị phân nhỏ các lô sản xuất thiết bị này cho các chuỗi cung ứng tham gia công khai như bình thường. Ông cũng đưa ra nhận định rằng, do thiết bị bay drone 4 động cơ đã được thương mại hóa có sẵn, nên việc chọn lựa là cần thiết nhưng phải công bằng.

Mẫu drone MIX-16

"Sẽ thật là ngớ ngẩn nếu cho rằng có thể trang bị cho toàn bộ các biệt đội của Thủy quân lục chiến Mỹ cùng lúc trong một sớm một chiều, chưa kể sau 6 tháng bạn đã có thể mua sắm những thứ tốt hơn với hy vọng rẻ hơn", ông nói.

Đây không phải là lần đầu tiên Neller nói về việc triển khai các thiết bị bay giá rẻ trong các đơn vị bộ binh để tăng cường khả năng tham chiến trong mọi tình huống. Trong tháng 8 vừa rồi, ông cũng đã từng đề cập tới ý tưởng này tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại thủ đô Washington (Mỹ), nơi ông nói đến việc tập trung thành lập các đơn vị UAV cho quân đội nước này.

Hiện vẫn chưa rõ liệu nhà sản xuất drone 4 động cơ (quadcopter) nào sẽ được chọn, hay sẽ trang bị bao nhiều drone cho các đơn vị.

Mẫu drone PD-100 Black Hornet do công ty Proxdynamics của Na Uy sản xuất

Thiết bị thay thế cho MIX-16 được sử dụng ở số lượng nhỏ trong các hệ thống chính là mẫu drone bỏ túi cỡ nhỏ PD-100 do Proxdynamics sản xuất. Đáng tiếc là dù các hệ thống này có trọng lượng nhẹ và dễ điều khiển, nhưng nó không đáp ứng được mức giá 1000 USD mà Neller đưa ra. Hệ thống này đòi hỏi phải chi từ 50 - 60.000 USD cho mỗi người lính, với chi phí đội thêm cho các phụ kiện đi kèm.

Một giải pháp tương lai mà Neller đề xuất là in 3D, một công nghệ mới cho phép giới hậu cần của Thủy quân lục chiến tích cực khai phá nhằm hạ giá thành các sản phẩm dành cho quân đội. "Có lẽ chúng ta (quân đội Mỹ) chỉ có thể mua thiết kế (cho drone) và tự in để phục vụ cho mình mà thôi", ông đưa ra nhận định. "Tôi không hề có ý nói đùa".

TM

Nguồn VnReview: http://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/1957712/my-trang-bi-drone-cho-cac-biet-doi-linh-ban-tia