Mỹ tập trung đánh Mosul, nhường Aleppo cho Nga?

Lời lẽ hiếu chiến ở Washington về cuộc chiến Aleppo không đại diện cho Nhà Trắng vì trọng tâm của chính quyền Obama là giải phóng Mosul từ tay phiến quân IS.

Điều này đã được thể hiện qua việc Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice sắp xếp cho Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford gặp Tổng thống Obama. Sau khi thỏa thuận với Nga về chấm dứt chiến tranh ở Syria sụp đổ, các cuộc gặp này đã vẽ lên một kế hoạch hạn chế Mỹ can thiệp quân sự ở Syria mà tập trung vào cứu trợ nhân đạo cần thiết. Trên thực tế, kế hoạch can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria, đặc biệt ở Aleppo, đã bị gác lại.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh ABC.net.au

Nguồn tin từ Washington của trang mạng Debkafile báo cáo rằng tâm trí của Tổng thống Obama hiện đang dồn hết vào việc chuẩn bị cho các cuộc tấn công ngày 19/10 để giải phóng thành phố Mosulcủa Iraq khỏi ách chiếm đóng của phiến quân IS. Các lực lượng Mỹ, an ninh Iraq và dân quân người Kurd được huy động tham gia chiến dịch giải phóng thành phố Mosul.

Tổng thống Obama không muốn để cho các vấn đề khác gây phiền nhiễu cho mục tiêu chính của ông. Barack Obama hy vọng chiến dịch giải phóng Mosul sẽ được tiến hành và hoàn tất vào giữa tháng 12/2016 để khi bước ra khỏi Nhà Trắng vào tháng Giêng, ông sẽ có một thắng lợi lớn trước nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo trong di sản để lại.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang triệt để khai thác ưu tiên của Obama cho chiến dịch giải phóng thành phố Mosul để đẩy mạnh cuộc chiến giành Aleppo. Ông Putin đã để cho Tổng thống Bashar Assad và các đồng minh tiến hành chính sách tiêu thổ, thậm chí nếu điều này có biến đông Aleppo còn nằm trong tay phiến quân thành một đống đổ nát.

Các chiến đấu cơ của Nga và Syria đã và đang ném bom dữ dội phía đông thành phố Aleppo, khiến cho 8.000 phiến quân bị vây hãm có rất ít hy vọng sống sót. Phiến quân ở đông Aleppo thiếu thốn đủ điều: từ thực phẩm, nước, thuốc men đến vũ khí đạn dược, đặc biệt là vũ khí phòng không. Phương thức kháng cự duy nhất của phiến quân là sử dụng các tay súng bắn tỉa ngăn chặn đà tiến của quân chính phủ Syria và đồng minh Hezbollah.

Không chỉ có các vị tổng thống Obama, Putin và Assad “góp công” trong việc tiêu diệt phiến quân ở thành phố Aleppo. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, sau khi đánh chiếm một khu vực rộng lớn ở phía bắc Syria, cũng ra lệnh cho quân đội “án binh bất động” trước chiến dịch đánh chiếm Aleppo của liên quân Syria-Nga-Iran.

Có tin nói, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã thỏa thuận bí mật với Tổng thống Nga Putin. Theo đó, Nga không can thiệp vào việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ Quân đội Syria Tự do đánh chiếm một khu vực rộng lớn ở phía bắc Syria, sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Đổi lại, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không can thiệp vào chiến dịch giải phóng Aleppo của Nga-Syria-Iran.

Thỏa thuận bí mật Putin-Erdogan này cũng đã vô hiệu hóa các lực lượng đặc nhiệm Mỹ được triển khai ở miền bắc Syria cũng như các lực lượng phiến quân Syria được Washington đào tạo và tài trợ. Do đó, Mỹ đã bị mất đòn bẩy quan trọng trong việc can thiệp quân sự vào một phần đất nước Syria. Kể từ khi bị tất cả các bên bao vây ở Syria, Tổng thống Obama từ chối can thiệp quân sự vào khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Nga-Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhìn toàn cục, việc chuyển giao quyền ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ-Nga ở miền bắc Syria được cân bằng bởi sự thống trị của Mỹ-Iraq-người Kurd ở miền bắc Iraq.

Trên giấy tờ, kế hoạch của Mỹ tiến hành giải phóng Mosul xem ra khá ấn tượng.

Chỉ trong tuần này, 600 binh sĩ tinh nhuệ của Mỹ đã được tung vào khu vực Mosul. - 600 chỉ trong tuần này. Tổng cộng, có khoảng 12.500 quân nhân Mỹ được giao nhiệm vụ hậu thuẫn cho chiến dịch tấn công giải phóng thành phố Mosul, dự kiến được phát động vào ngày 19 tháng 10.

Đây là lực lượng quân sự lớn nhất của Mỹ tham chiến tại Iraq, kể từ cuộc chiến chống Al Qaeda trong giai đoạn 2006-2007.

Các lực lượng công binh Mỹ đang làm việc ngày đên trong việc xây dựng các căn cứ xung quanh Mosul cho lượng của Mỹ và các đơn vị quân đội Iraq. Các lực lượng Peshmerga của người Kurd Iraq đã ém sẵn ở các vị trí phía bắc thành phố Mosul.

Hai căn cứ mới của Mỹ vừa được hoàn thành. Một ở gần đập Mosul, nơi kiểm soát dòng chảy của sông Tigris chia đôi thành phố cùng tên. Một căn cứ thứ hai nằm ở dãy núi Bashiqa phía bắc Mosul.

Hai căn nói trên cộng với các vị trí tiền tiêu của dân quân người Kurd được sử dụng làm xuất phát điểm cho các mũi tiến công thành phố Mosul từ phía nam, đông và lực lượng liên quân được bố trí gần đó cũng sẽ tham gia chiến dịch. Trong lực lượng liên quân, có các đơn vị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng dân quân Iraq địa phương như lực lượng Turkmen được quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ huấn luyện chiến đấu cùng với lực lượng dân quân Shiite Iraq thân Iran như Lữ đoàn Badr và Các lực lượng Huy động Nhân dân.

Theo kế hoạch của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, các lực lượng dân quân Shiite sẽ không trực tiếp đánh vào thành phố Mosul bởi vì sự tham gia của lực lượng này sẽ làm sâu sắc thêm sự bất hòa giữa các cộng đồng người Shiite, Sunni và người Kurd Iraq. Điều này sẽ khiến cho thành phố trở nên hỗn loạn sau khi đánh đuổi được đám phiến quân IS.

Mỹ đã thất bại trong việc kiểm soát bạo lực sắc tộc bùng nổ ở một thị trấn Fallujah của người Sunni, khi tiến hành chiến dịch giải phóng thành phố này từ tay phiến quân IS hồi tháng 5 và tháng 6/2016.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi/my-tap-trung-danh-mosul-nhuong-aleppo-cho-nga-765295.html