Mỹ sẽ tăng cường cạnh tranh với Nga về vũ khí hạt nhân

Báo The National Interest đưa tin, Không quân Mỹ muốn đưa ít nhất 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới đi vào phục vụ. Theo các quan chức lực lượng này thì Không quân Hoa Kỳ cần một loại vũ khí có thể bảo vệ lãnh thổ nước này khỏi các cuộc tấn công hạt nhân trong giai đoạn dài, có thể là đến năm 2070 hoặc lâu hơn nữa.

Tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander M của Nga.

Hiện giờ, Không quân Mỹ đang đánh giá các đề xuất từ ba công ty là Northrop, Boeing và Lockheed. Tờ báo lưu ý, trước khi phát triển thành tiềm năng thì nhiệm vụ hiện đại hóa đặt trọng tâm vào kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và tạo ra sự thay thế tên lửa "Minintmen" (LGM 30 Minuteman III) đã lỗi thời.

Phó tham mưu trưởng không quân Mỹ phụ trách hoạt động răn đe chiến lược, trung tướng Jack Weinstein cho biết, trọng tâm của kế hoạch là hiện đại hóa các khái niệm về răn đe hạt nhân.

Ông Weinstein tuyên bố: "Thực sự rất nguy hiểm khi các nước khác cho rằng có thể đạt được lợi thế khi chi tiêu vào kho vũ khí hạt nhân. Hiệu quả sức mạnh răn đe chỉ đủ đảm bảo nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công trả đũa nặng hơn, dẫn đến đối phương mong muốn đi đến các cuộc tấn công hạt nhân"

Phó tham mưu không quân Mỹ lưu ý rằng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt không thể mang lại hòa bình mà trái lại sự hiện diện của chúng càng làm tăng nguy cơ bạo lực trên thế giới.

Chiến lược gia này cũng tin rằng vấn đề hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân vẫn là một vấn đề nhạy cảm với Washington. Ông Weinstein cho biết, các nước đối thủ chiến lược là Nga và Trung Quốc đã phát triển kho vũ khí của mình dẫn trước cả Minintemen của Mỹ.

Trung tướng Không quân Hoa Kỳ nhấn mạnh: "Các tên lửa sử dụng nguyên liệu rắn đã lỗi thời. Cần phải cải thiện hệ thống cảm ứng để các loại vũ khí tương thích với điều kiện chiến đấu hiện đại. Ngày nay công nghệ đang phát triển nhanh hơn so với trước kia. Chúng tôi cũng muốn sử dụng các thành tựu của nghành kinh tế dân sự đã đạt được một cú nhảy vọt…".

Một báo cáo của cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội cho biết, để hiện thực hóa thì khái niệm răn đe chiến lược sử dụng tên lửa trên mặt đất sẽ có chi phí 62 tỷ đô la trong giai đoạn năm 2015-2044, trong đó 14 tỷ đô la dùng để hiện đại hóa hệ thống chỉ huy và khởi động , còn khoảng 48,5 tỷ đô là dành cho việc xây dựng các đầu đạn hạt nhân mới.

Đức Dũng (lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/my-se-tang-cuong-canh-tranh-voi-nga-ve-vu-khi-hat-nhan-post213371.info