Mỹ mất sạch thể diện vụ siêu hạm Zumwalt chết máy

Mất hết thể diện sau sự cố của khu trục hạm USS Zumwalt nhưng Hải quân Mỹ vẫn tìm cách biện minh cho thất bại trị giá 4.4 tỷ USD của mình.

Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự Andrei Golovatyuk cho rằng, sau những chỉ trích và cười nhạo của Phương Tây nhất là Mỹ đối với tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga thì giờ đây họ đang phải nếm trải lại cảm giác này sau sự cố của khu trục hạm USS Zumwalt - con tàu vốn được mệnh danh là hiện đại nhất của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sputnik.

Chỉ sau vài tuần ra mắt, USS Zumwalt - tàu đầu tiên thuộc lớp tàu khu trục tiên tiến Zumwalt DDG-1000 của Hải quân Mỹ có giá trị lên tới 4.4 tỷ USD đã “chết máy” ngay giữa biển khi đang băng qua kênh đào Panama. Nguyên dó là vì hệ thống trao đổi nhiệt thuộc hệ thống động cơ chính của con tàu này gặp sự cố. Nguồn ảnh: Jalopnik.

Sự cố trên xảy ra khi USS Zumwalt đang lên đường tới cảng San Diego trước khi được biên chế cho Hạm đội 3 của Mỹ, trong tương lai nó sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương. Vụ việc này có thể được xem là đòn giáng mạnh vào chương trình phát triển tàu khu trục lớp Zumwalt, thậm chí nó còn tệ hơn khi USS Zumwalt bị so sánh với tàu sân bay lỗi thời Đô đốc Kuznetsov của Nga. Nguồn ảnh: SeaWaves Magazine.

Theo phát ngôn viên Hạm đội Ba Trung tá Ryan Perry cho biết, hiện tại hạm đội này đang làm tất cả những gì có thể giải quyết vấn đề kỹ thuật của USS Zumwalt khi nó phải quá cảnh qua Panama. Cách nhanh hiện tại là sử dụng các tàu cứu kéo để đưa con tàu này về cảng nhà của nó ở San Diego. Nguồn ảnh: Washington Times.

Vụ việc trên còn khiến chúng ta nhớ lại những gì mà truyền thông Phương Tây đã làm với tàu Đô đốc Kuznetsov khi nó đi qua Đại Tây Dương tới tham chiến tại Syria, bằng các chiến dịch truyền thông bôi nhọ tàu sân bay duy nhất của Nga này. Nhưng giờ đây trong trường hợp của USS Zumwalt mọi thứ đều im lặng đến lạ thường. Nguồn ảnh: Defensetech.

Cựu đại tá Andrei Golovatyuk, một chuyên gia quân sự Nga cho biết, trong cuộc chạy đua vũ trang trên biển của Mỹ họ có thể đã bỏ qua một số chi tiết quan trọng bao gồm cả các vấn đề kỹ thuật cốt lõi đối với một số loại tàu chiến lẫn chiến đấu cơ của nước này và giờ đây chính binh sĩ của họ đã đang phải nếm trải những sai lầm đó. Nguồn ảnh: The Aviationist.

Vị chuyên gia này cũng đánh giá, siêu hạm DDG-1000 USS Zumwalt sở hữu nhiều sự thay đổi trong thiết kế tàu chiến hiện đại và chính điều này giúp nó trở nên vô hình trên biển trước hệ thống radar cảnh giới của đối phương. Nhưng việc này chỉ có nghĩa khi nó có thể hoạt động được còn nếu đứng yên một chỗ nó chỉ là một khối thép biết tàng hình. Nguồn ảnh: YouTube.

Trong khi đó các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn còn khá lạc quan với sự cố của tàu USS Zumwalt và cho rằng đó không phải là thất bại khi trên con tàu này có quá nhiều thứ mới mẻ và cần thời gian để thử nghiệm. Thậm chí họ còn lý giải đó là cái giá tất yếu cho sự thay đổi về mặt công nghệ giúp nước Mỹ duy trì vị thế bá chủ trên biển của mình. Nguồn ảnh: Times Record News.

Wertheim một chuyên gia hải quân của Mỹ cho rằng, thông tin về việc tàu USS Zumwalt gặp sự cố động cơ khi đang thử nghiệm trên biển chẳng có gì để đáng nói tới và nó hoàn toàn khác với việc hệ thống động cơ của con tàu này không thể hoạt động khi đang tham chiến ở một chiến dịch quân sự nào đó. Nguồn ảnh: Valley News.

Được đưa vào trang bị chính thức từ tháng 10 năm nay tàu khu trục mang tên lửa USS Zumwalt là một trong những tàu chiến đắt đỏ nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ với trị giá hơn 4 tỷ USD. Nó được trang bị hầu hết các công nghệ hàng hải tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Navy Live.

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/my-mat-sach-the-dien-vu-sieu-ham-zumwalt-chet-may-788258.html