Mỹ: 3 vũ khí chủ lực Việt Nam có thể mua

Chuyên gia Mỹ tiếp tục dự báo Việt Nam có thể mua tàu LCS, tiêm kích F-16, F/A-18 sau khi Mỹ bỏ lệnh bán vũ khí sát thương.

Mua tàu LCS

Theo vị chuyên gia này, Việt Nam có thể tăng cường hợp tác quân sự song phương với Mỹ, trong đó sẽ gồm thỏa thuận ở Cam Ranh và tổ chức cuộc diễn tập huấn luyện chung.

Vị chuyên gia đề cập tới tàu chiến LCS trong “danh mục” vũ khí Mỹ mà Việt Nam có thể mua âu cũng là hợp lý.

Bởi Việt Nam hiện cần các tàu tuần tra để bảo vệ thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trên Biển Đông.

Tàu chiến ven bờ (LCS) là hiện thực hóa của khái niệm do cựu Bộ trưởng Hải quân Gordon R. England đặt ra, "thiết lập một tàu chiến nhỏ, nhanh, cơ động và tương đối rẻ tiền so với gia đình tàu khu trục DD (X)".

Lớp tàu LCS dễ dàng cấu hình cho nhiều vai trò khác nhau gồm: tác chiến chống ngầm; rà phá thủy lôi; tác chiến chống hạm; trinh thám; giám sát; phòng thủ bờ biển; tác chiến đặc biệt và hậu cần.

Tàu tuần duyên LCS.

Hiện chương trình tàu chiến LCS được phát triển thành hai phiên bản chính gồm: Lớp Freedom có lượng giãn nước 3.500 tấn, dài 115m, rộng 17,5m, thủy thủ đoàn 50-98 người, dự trữ hành trình 21 ngày.

Hỏa lực ban đầu của lớp tàu chiến LCS Việt Nam có thể mua “khá nhẹ”, chỉ có pháo hạm Mk110 cỡ 57m và tên lửa phòng không tầm thấp RIM-116 RAM hoặc SeaRAM.

Theo thiết kế của tàu chiến LCS, kết cấu module của tàu cho phép triển khai các hệ thống tên lửa chống ngầm, chống hạm, phòng không tầm xa. Và việc này vẫn đang được nghiên cứu hoàn thiện.

Theo kết quả thử nghiệm gần đây cho thấy, chiến hạm LCS rất tương thích với tên lửa chống hạm NSM do Na Uy sản xuất. Và một khi tàu tuần duyên LCS được trang bị loại tên lửa này, sức tấn công của nó không hề thua kém bất cứ chiến hạm cỡ lớn nào.

Lựa chọn mới cho Không quân

Ngoài tàu tuần duyên LCS, truyền thông Mỹ còn cho rằng rất có thể Không quân Việt Nam sẽ được trang bị bằng chiến đấu cơ F/A-18 hoặc F-16 do Mỹ sản xuất.

Tờ Investor's Business Daily dẫn lời Mark Bobbi - chuyên gia phân tích hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh tại công ty tư vấn IHS (Mỹ) cho biết, Không quân Việt Nam hiện đang quan tâm đến các tiêm kích như F-16 của Lockheed và F/A-18 Super Hornet của Boeing.

Được biết, dù cả 2 dòng tiêm kích này đều đang là chiến đấu cơ chủ lực của Mỹ tuy nhiên, trong khi F-16 là tiêm kích hạng trung thì F/A-18 là tiêm kích hạng nặng với nhiều tình năng vượt trội.

Tiêm kích F/A-18.

Đặc biệt, không giống với tiêm kích F-16, tiêm kích F/A-18 E/F Super Hornet là biến thể mới nhất được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, khả năng tàng hình trước radar tương đối tốt, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, tầm bay và tải trọng vũ khí tăng đáng kể so với biến thể F/A-18 Hornet.

Dù ra đời đã lâu nhưng F/A-18E/F Super Hornet vẫn được xem là một trong 5 chiến đấu cơ Mỹ đáng gờm nhất thế giới bởi các khả năng tác chiến tuyệt vời của nó. So với thế hệ cũ, F/A-18E/F được cải tiến mạnh về khung thân, động cơ và hệ thống điện tử hàng không đem lại khả năng tác chiến vượt trội.

Theo National Interest, F/A-18E/F được kế thừa đặc tính linh hoạt của phiên bản cũ kết hợp với những nâng cấp về hệ thống điện tử cho phép nâng sức mạnh chiến đấu lên tầm cao mới. F/A-18E/F được trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động AN/APG-79 đem lại nhiều ưu thế trong tác chiến đối không, đối đất, hệ thống chiến tranh điện tử hiện đại.

Khả năng mang vác vũ khí của tiêm kích hạm này cực ấn tượng với hơn 8 tấn bom đạn các loại. Cụ thể, F/A-18E/F được trang bị những vũ khí hiện đại nhất như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, bom dẫn đường laser Paveway, tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154, AGM-158.

F/A-18E/F có thể đạt tốc độ tối đa trên Mach 1,8. Và với lượng vũ khí mang theo và sự linh hoạt của F/A-18E/F, tiêm kích này trở nên rất hiệu quả với những quốc gia sở hữu có đường bờ biển dài dù không có hàng không mẫu hạm.

Theo Mark Bobbi, rất khó để Việt Nam có thể mua cả 2 dòng chiến đấu cơ này, tuy nhiên nếu chọn 1 trong 2 thì gần như chắc chắn F/A-18 sẽ là lựa chọn tốt nhất bởi Việt Nam đang rất cần tiêm kích có thế mạnh về khả năng đánh biển như vậy.

Trước đó, Jim Jatras- cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, tàu chiến ven bờ LCS và chiến đấu cơ F/A-18 nhiều khả năng sẽ là hai cái tên đứng đầu trong danh sách vũ khí mà Việt Nam có thể mua từ Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí kéo dài 50 năm đối với Hà Nội.

Nga trang bị radar chống tàng hình cùng loại của Việt Nam

Ngọc Hòa

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-3-vu-khi-chu-luc-viet-nam-co-the-mua-3309397/