Mưu tính của Hải quân TQ khi tham gia chống cướp biển

(Hình ảnh)-Theo báo Mỹ, TQ tận dụng hoạt động chống cướp biển để thu hoạch kinh nghiệm chiến đấu, có năng lực tác chiến ngoài duyên hải.

Ngày 26/12/2008, lần đầu tiên trong lịch sử của mình hải quân Trung Quốc đã gửi một đội tàu chiến tham gia nhiệm vụ bảo vệ chống cướp biển ở vùng vịnh Aden. (Trong ảnh, tàu chiến Trung Quốc thả xuồng cao tốc kiểm tra tàu, thuyền có biểu hiện nghi vấn.)

Tính đến ngày 17/12/2013, tổng cộng đã có 16 đội tàu Trung Quốc với tổng số hơn 40 tàu chiến tham gia nhiệm vụ ở Somali, thực hiện hộ tống cho hơn 5000 tàu và giải cứu hơn 60 tàu bị cướp biển đe dọa. (Trong ảnh, xuồng cao tốc áp sát thuyền nghi của cướp biển).

Hồi tháng 10/2013, Thời báo Hoàn cầu dẫn tờ China in Brief của Quỹ Jamestown Mỹ có bài viết nhan đề “Vừa làm vừa sáng tạo hành động của Hải quân Trung Quốc ở vịnh Aden“. (Trong ảnh, lính đặc nhiệm hải quân Trung Quốc huấn luyện tụt dây từ trực thăng)

Bài viết cho rằng, trước khi Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên điều tàu chiến đến vùng biển Somalia, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh đã rất quan tâm đến việc bảo đảm hậu cần và thách thức hành động có liên quan đến nhiệm vụ chống cướp biển. (Trong ảnh, diễn tập tấn công tàu cướp biển)

Việc triển khai lâu dài ở nước ngoài hoàn toàn không phải là việc dễ dàng, các loại kỹ năng cần thiết đều chưa nắm chắc trước khi Quân đội Trung Quốc tiến hành hoạt động ở vịnh Aden. Hải quân tiên tiến nhất có thể coi việc này như “cơm bữa“, tức là chuyện thường ngày, nhưng Hải quân Trung Quốc lại học từng tí một, từng bước nắm lấy các kỹ năng tiếp tế trên biển xa. Tiếp dầu và bảo đảm đầy đủ nước ngọt có chất lượng, bảo đảm thức ăn và thuốc men là một thách thức. (Trong ảnh, Huấn luyện đáp trực thăng vào ban đêm)

Mặc dù chống cướp biển ở biển xa đã đem lại cơ hội mới cho hành động và bảo đảm hậu cần, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiểu rõ việc duy trì chi phí khổng lồ cho nhiệm vụ này. Như một quan chức cấp cao quân đội từng nói, Trung Quốc có thể sẽ đối mặt với hoàn cảnh khó khăn.

Ban đầu, Bắc Kinh sẵn sàng bỏ tiền vượt quá định mức, điều tàu chiến đến vịnh Aden, là do nhiệm vụ chống cướp biển sẽ có được kinh nghiệm chiến đấu thực tế quý giá. Dù sao nếu không có những hoạt động này, trong ngắn hạn, Trung Quốc hầu như không có cơ hội khác để điều động lực lượng quân sự ra ngoài duyên hải. (Trong ảnh, đặc nhiệm hải quân Trung Quốc trên xuồng cao tốc)

Nhưng Quân đội trung Quốc tiến bộ nhanh chóng. Sĩ quan cấp cao nắm rất nhanh ngoại giao trên biển, Hải quân Trung Quốc tiến hành các cuộc diễn tập và hành động liên hợp với hải quân các nước ngày càng nhiều, rất nhiều tàu chiến mặt nước hiện đại của Trung Quốc đã tích lũy được kinh nghiệm biển xa...(Trong ảnh, chuyến viếng thăm của hải quân Trung Quốc đến chỉ huy đội hộ tống của EU)

Điều này làm nảy sinh vấn đề lớn hơn: Trong tương lai, chi phí hộ tống và thu lợi của Hải quân sẽ đánh giá thế nào? Các chi phí trực tiếp gồm xăng dầu, thực phẩm và thuốc men, hao tổn thiết bị và đạn dược, trang bị dùng cho các hoạt động huấn luyện, diễn tập. (Trong ảnh, trực thăng Z-9 trên tàu khu trục Thanh Đảo bay tuần tra, hộ tống tàu hàng)

Ngoài ra, Bắc Kinh khẳng định đã xem xét chi phí cơ hội khi điều tàu tiếp tế và tàu đổ bộ đến vịnh Aden, bởi vì, những tàu chiến này có thể tác chiến mang tính khu vực nhiều hơn - như làm công tác chuẩn bị cho sự leo thang ở eo biển Đài Loan, leo thang tranh chấp ở Biển Đông hoặc biển Hoa Đông.

Điều này có lẽ giúp cho Bắc Kinh có góc nhìn rất khác nhau về chi phí cho các hoạt động biển xa. (Trong ảnh, Trực thăng Z-8 của hải quân Trung Quốc chuẩn bị bay tuần tra chống cướp biển vào ban đêm)

Quân đội Trung Quốc rất có thể muốn mở rộng “thu hoạch“ ở vịnh Aden. Rõ ràng, hiện nay, Trung Quốc đang tận dụng hoạt động chống cướp biển để có được kinh nghiệm cho tàu chiến tiên tiến nhất. (Trong ảnh, huấn luyện tấn công tàu cướp biển từ trực thăng). (Ly Na tổng hợp)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/hinh-anh/muu-tinh-cua-hai-quan-tq-khi-tham-gia-chong-cuop-bien-2363206/