Muốn vết thương sau sinh mổ mau lành, không nhiễm trùng, mẹ phải lưu ý những điều này

Ngày nay, có nhiều bà mẹ lựa chọn sinh mổ để giảm cảm giác đau đớn cũng như chủ động được thời gian sinh. Tuy nhiên, việc chăm sóc sau sinh cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng.

Sau khi sinh, sức khỏe bà bầu thường khá yếu và những thai phụ sinh mổ sẽ yếu hơn do mất nhiều máu. Nếu không được chăm sóc kỹ càng thì sẽ dẫn tới những biến chứng không đáng đó, không tốt cho sự phục hồi sức khỏe của bà bầu.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

Điều đầu tiên trong việc chăm sóc bà mẹ sinh mổ là chế độ ăn uống. Trong vòng 6 giờ đồng hồ sau sinh mổ, bạn tuyệt đối không được ăn gì do lúc này đường ruột còn chưa phục hồi. Nếu muốn ăn, bạn phải chờ tới thi có thể “thả hơi” là có thể ăn những món ăn nhẹ như cháo loãng và nước lọc.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu sau sinh mổ. Ảnh minh họa

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu sau sinh mổ. Ảnh minh họa

Vào lúc này, khi cơ thể còn yếu việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, B, C sẽ rất có lợi cho vết mổ, đồng thời vitamin K, canxi cũng như protein cũng có chức năng cầm máu, tái tạo máu và giúp làm lành vết thường.

Lúc này, bạn không được nạp những loại thức ăn cay nóng hay rau muống, thực phẩm tanh, gạo nếp… để vết mổ nhanh lành và không để lại sẹo.

Để vết mổ có thể “thở”

Sau khoảng 1 tuần, vết mổ sẽ được cắt chỉ (có một số mẹ sẽ được dùng chỉ tiêu nên không phải cắt). Lúc này, khi băng vết mổ các mẹ không nên băng quá kín bởi làm thế sẽ khiến vết mổ bị bí bách, không có độ thoáng sẽ khiến vết mổ lâu lành, trong một vài trường hợp còn có thể gây nhiễm trùng.

Hãy dùng nước muối sinh lý 0,9% hay dung dịch sát khuẩn Betadine để vệ sinh sạch sẽ vết mổ. Sau đó hãy dùng băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học để giúp vết mổ an toàn, ngăn ngừa nhiễm trùng nhưng vẫn giữ được độ thoáng nhất định.

Chăm sóc vết mổ an toàn. Ảnh minh họa

Không tự ý xử lý vết mổ khi có dấu hiệu nhiễm trùng

Khi vết mổ có dấu hiệu sưng tấy hay chảy dịch, bạn tuyệt đối không được dùng là trầu không hay một số mẹo dân gian để đắp thuốc.

Tốt nhất, bạn hãy đến khám bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời, tránh trường hợp khiến vết mổ nặng hơn và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.

Làm thế nào để vết mổ không bị để lại sẹo?

Sau khi sinh, do vết mổ còn chưa khô nên sản phụ sẽ được bác sĩ sản khoa cũng như hộ sinh chăm sóc và vệ sinh vết mổ hàng ngày. Bên cạnh đó, các mẹ cũng sẽ được cấp một vài loại thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh... để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng vết mổ.

Chăm sóc hợp lý giúp vết mổ nhanh liền, không để lại sẹo. Ảnh minh họa

Ngoài ra, bạn cũng cần sử dụng những bộ quần áo rộng tạo cảm giác thoải mái cho cả cơ thể mạ và vết mỏ. Nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể nhanh chóng phục hồi lại sau sinh mổ, đồng thời cũng nên có tư thế cho bé bú đúng cách tránh để ảnh hưởng không tốt tới vết mổ của mẹ.

Để vết mổ nhanh liền mà không để lại sẹo các mẹ có thể dùng nước ép nghệ bôi lên vết mổ ngày từ 2-3 lần, dùng bôi hàng ngày.

Hơn nữa, các mẹ cũng không nên thực hiện giảm béo luôn mà cần thực hiện sau ít nhất 42 ngày để đảm bảo rằng vết mổ đã liền, không bị nứt hoặc vỡ vết mổ.

Sau từ 5-7 ngày, bạn có thể xuất viện. Lúc này, vết mổ bắt đầu liền nhưng bạn cần lưu ý vệ sinh vết mổ để tránh nhiễm trùng. Không để vết mổ bị ẩm ướt, sau khi tắm phải lau vết mổ bằng khăn mềm tránh tình trạng vết mổ bị đụng chạm khi lau sẽ dễ bị nứt, viêm nhiễm.

Nguyễn Quỳnh - Theo Đời sống Plus

Nguồn Đời Sống Plus: http://doisongplus.vn/de-vet-mo-nhanh-lanh-thai-phu-can-chu-y-nhung-dieu-nay-19357-13.html