Muốn là người tiêu dùng thông thái, hãy biết cách sử dụng nước tăng lực

Các bác sĩ cũng thường hỏi bệnh nhân có sử dụng nước uống tăng lực hay không nếu những bệnh nhân khỏe mạnh có biểu hiện viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu chính xác nào chứng minh mối liên kết giữa nước uống tăng lực với viêm gan.

Liều lượng khuyến cáo hàng ngày

Ảnh minh họa

Theo BMJ Case Reports, nước uống tăng lực hay đồ uống năng lượng thường chứa nhiều caffeine nhưng cũng chứa lượng lớn các “thành phần tự nhiên”, ví dụ vitamin B.

Mỗi chai nước uống tăng lực thường chứa 40 mg niacin hoặc 200% giá trị được khuyến cáo hàng ngày. Một số đồ uống năng lượng cũng chứa hàm lượng B6 hoặc B12. Uống nhiều nước tăng lực có thể khiến người tiêu dùng hấp thụ quá hàng nghìn lần so với nhu cầu vitamin B hàng ngày của họ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến vấn đề làm tăng nguy cơ nhiễm độc.

Theo báo cáo, nhiều người tiêu dùng có quan niệm sai lầm rằng những thành phần này trong nước tăng lực là vô hại. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, uống vitamin quá liều cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

“Khi thị trường đồ uống năng lượng mở rộng nhanh chóng, người tiêu dùng cần phải nhận thức được những rủi ro tiềm tàng trong các thành phần của sản phẩm. Vitamin và các chất dinh dưỡng, ví dụ như niacin, trong sản phẩm nước uống tăng lực thường có hàm lượng vượt quá khuyến cáo hàng ngày, dẫn đến nguy cơ tích tụ độc tố cao trong cơ thể”, các chuyên gia Anh nhấn mạnh.

Trong tât cả các trường hợp suy gan cấp hàng năm tại Mỹ, gần 50% bệnh nhân tổn thương gan là do thuốc. Danh mục thuốc vi phạm liều lượng và chứa các độc tố đã mở rộng, bao gồm một số thành phần được tìm thấy trong nước tăng lực.

Việc điều trị chính cho tổn thương gan do nhiễm độc tố trung gian là dừng sử dụng các sản phẩm và giám sát sức khỏe.

“Cơ thể bệnh nhân thường sẽ phục hồi sau khi bệnh nhân sử dụng các loại thuốc, thực phẩm gây tổn thương gan”, phát ngôn viên của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) cho hay.

Người tiêu dùng nên tránh sử dụng niacin?

Ảnh minh họa

Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện nhiều trường hợp sử dụng vitamin B3 hoặc niacin quá liều gây tổn hại cho gan. Mặc dù các chuyên gia khuyến cáo, chỉ một số thành phần trong nước tăng lực, như niacin, khi sử dụng quá liều mới gây nhiễm độc gan hoặc tổn thương gan.

Chuyên gia khẳng định, niacin có thể gây tăng men gan, một chỉ số đánh giá tổn thương gan. Theo báo cáo, 20% người tiêu dùng sử dụng hơn 500 mg niacin hàng ngày có thể bị tổn thương gan.

Lauren Kane, phát ngôn viên của Hiệp hội đồ uống tại Mỹ, đã đứng ra bảo vệ sự an toàn của nước tăng lực. “Nước uống tăng lực, nguyên liệu và nhãn mác của sản phẩm được quy định bởi Cục Quản lý Thực và Dược phẩm. Và cũng giống như hầu hết các sản phẩm tiêu dùng khác, quảng cáo của nhà sản xuất phải chịu sự giám sát của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ”, bà cho hay.

Kane nhấn mạnh, nhãn mác và thông số dinh dưỡng của nước uống tăng lực đều được nêu rõ mức niacin: “Số lượng niacin trong bất kỳ đồ uống năng lượng nào của các công ty thành viên của chúng tôi, cũng như các % giá trị hàng ngày, đều được niêm yết rõ ràng, minh bạch với người tiêu dùng”.

Trước đó, năm 2011, theo báo cáo của Bệnh viện Đại học Staten Island, một phụ nữ 22 tuổi đã bị viêm gan cấp tính do uống 10 lon nước tăng lực, tổng cộng khoảng 300 mg niacin/ngày trong 2 tuần liền. Các bác sĩ tại đây kết luận: “Sự phát triển bệnh viêm gan cấp tính ở bệnh nhân này có thể là do việc uống quá nhiều nước tăng lực và chúng tôi nghĩ rằng niacin là một trong những thủ phạm”.

Mặc dù tình trạng sử dụng niacin quá liều là rất hiếm nhưng các nạn nhân có thể là lời cảnh báo chống lại việc tiêu thụ quá mức thức uống năng lượng. Các bác sĩ cũng thường hỏi bệnh nhân có sử dụng nước uống tăng lực hay không nếu những bệnh nhân khỏe mạnh có biểu hiện viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu chính xác nào chứng minh mối liên kết giữa nước uống tăng lực với viêm gan.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Cảnh báo

Ái Lê

Nguồn Người Tiêu Dùng: http://www.nguoitieudung.com.vn/muon-la-nguoi-tieu-dung-thong-thai-hay-biet-cach-su-dung-nuoc-tang-luc-d49175.html