Mục sở thị nghề làm tách trà đất nung ở Ấn Độ

Bhar, một loại tách trà nhỏ làm từ đất nung, là một trong những bí quyết giúp cho hương vị trà đậm đà hơn của cư dân thành phố Kolkata, Ấn Độ.

Kể từ khi xuất hiện loại cốc giấy hay cốc nhựa, tách trà bhar dần biến mất ở nhiều khu vực trên đất nước Ấn Độ. Tuy nhiên, những người bán trà trên đường phố Kolkata vẫn sử dụng loại tách trà đất nung được làm thủ công bằng đất sét.

Để làm ra những tách trà bhar, người ta phải đào đất sét từ sông Hằng mang về...

... sau đó nhào đất và cho lên bàn xoay để tạo ra hình dáng ban đầu của những chiếc tách trà trước khi đem nung.

Các nghệ nhân Aream Prajapatty, Pechan Prajapatty và Shaher Prajapatty đang cùng nhau làm những tách trà truyền thống bhar ngay tại nhà ở Ultadanga, vùng ngoại ô Kolkata. Được biết, cụ Shaher năm nay đã 90 tuổi những vẫn cần mẫn với nghề này.

Gia đình Prajapatty dành riêng khoảng không gian rộng để làm bhar.

Được biết, nghề làm bhar đã tồn tại từ lâu đời ở nhiều khu vực khắp Ấn Độ. Tuy nhiên, nghề truyền thống này đang dần dần biến mất.

Ngoài tách uống trà bhar, những người thợ thủ công ở Ultadanga còn sản xuất các sản phẩm khác như bình gốm,...

Khá nhiều người cùng tham gia vào quá trình sản xuất những chiếc tách trà bhar.

Rajinadar, một thợ làm bhar ở Ultadanga, nghỉ ngơi và uống trà.

Nhà môi trường Diti Mookherjee cho biết chén trà bhar không chỉ là một vật dụng mà còn bao hàm một bề dày văn hóa và truyền thống của người dân nơi đây.

Nhiều đứa trẻ ở Ultadanga sẽ “kế thừa” nghề truyền thống này của cha ông. Tuy nhiên, Pechan Prajapatty chia sẻ rằng anh không muốn các con anh làm công việc này nữa. “Tôi muốn chúng được đi học và có cơ hội để lựa chọn nghề nghiệp sau này”, anh cho biết.

Gita Dave, một thợ gốm ở Ultadanga, đứng trước ngôi nhà của cô. Trước đây, khoảng 30, 40 gia đình sống trong khu vực này. Tuy nhiên, nhiều gia đình đã dọn tới nơi khác sinh sống và hiện chỉ còn 15 gia đình.

Trà đóng một phần quan trọng trong cuộc sống của người dân ở Kolkata nói riêng và Ấn Độ nói chung. Dù bận rộn nhưng nhiều người vẫn cố tranh thủ uống chén trà vài lần trong ngày.

Adjaj Kumar, một nhân viên tại khách sạn Taj Bengal ở Kolkata uống trà tại một hàng quán ngoài khách sạn. “Ngày nào tôi cũng đến đây vài lần. Thời gian uống trà rất quan trọng đối với tôi. Tôi không có thói quen thưởng thức trà bằng cốc nhựa bởi nó sẽ làm mất đi hương vị thơm ngon", Adjaj Kumar chia sẻ.

Thiên An (Theo AJ)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi/muc-so-thi-nghe-lam-tach-tra-dat-nung-o-an-do-774232.html