Một vài nguyên tắc trẻ cần được dạy để biết cách bảo vệ mình

Tháng 9, 10 hàng năm là thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi vô cùng khó chịu. Đây cũng là lý do làm gia tăng tỉ lệ trẻ mắc bệnh hô hấp và tiêu chảy.

Giao mùa, số trẻ đến khám và nhập viện tăng đáng kể

Theo số liệu của Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố Hà Nội, từ đầu tháng 9, tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn có khoảng 300-400 bệnh nhi tới khám mỗi ngày (tăng khoảng 20%). Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương có gần 30.000 lượt bệnh nhi đến khám, tức là trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 7.000 lượt bệnh nhi. Hầu hết bệnh nhi đến khám và nhập viện chủ yếu là mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, sốt virus và sốt xuất huyết… Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, lượng bệnh nhi đến khám vì các bệnh hô hấp cũng tăng lên đột biến. Mỗi ngày, Khoa tiếp nhận từ 400 - 500 bệnh nhân.

Phần lớn trẻ em đến khám và điều trị tại các bệnh viện mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm amiđan cấp, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen suyễn... và tiêu chảy.

Thăm khám cho bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN

Khoảng thời gian tháng 9, 10 hàng năm là giai đoạn thời tiết có nhiều thay đổi. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và đêm có thể khiến cho trẻ không kịp thích nghi. Trong khi đó, cơ thể trẻ còn yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên càng dễ ảnh hưởng đến sức đề kháng, tăng khả năng mắc các bệnh thông thường.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc không đúng cách của nhiều bậc cha mẹ cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh của trẻ lâu khỏi và nặng hơn. Thay vì đưa con đi khám, nhiều mẹ lại tự tự ý mua thuốc theo gợi ý của người khác trên mạng xã hội, tự mua ở các hiệu thuốc hoặc dùng kháng sinh vô tội vạ cho con mà không biết rằng điều này rất nguy hiểm, có thể khiến bệnh của trẻ kéo dài, nhiều trẻ bị nhờn thuốc kháng sinh khiến việc điều trị về sau gặp khó khăn, rủi ro và tốn kém gấp nhiều lần. Không những thế, cùng với sự thay đổi về môi trường, khí hậu, mức độ ô nhiễm mà các loại vi sinh vật, vi trùng, vi khuẩn, virus gây bệnh ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nguy hiểm nên càng đe dọa sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc trẻ không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh của trẻ lâu khỏi.

Trẻ nhỏ cũng cần biết cách tự bảo vệ bản thân

Không thể phủ nhận một điều rằng các mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ từ bên ngoài. Để luôn khỏe mạnh, cha mẹ phải giải thích để trẻ hiểu cơ chế lây bệnh và những việc phải làm để phòng ngừa:

Giữ vệ sinh: Vi khuẩn có thể lây nhiễm vào cơ thể trẻ từ tay chân qua những việc mà trẻ vẫn làm hàng ngày như ăn uống, ngoáy mũi, dụi mắt, ngoáy tai... Chỉ cần tiếp xúc với mắt, mũi, miệng hoặc vết thương hở trên da là vi khuẩn sẽ nhanh chóng di chuyển qua đó để đi vào, hủy hoại các bộ phận bên trong và sinh bệnh. Hãy nói với trẻ rằng, nếu rửa tay hàng ngày, tốt nhất nên rửa với xà phòng và nước sạch thì vi khuẩn, vi trùng gây bệnh sẽ bị tiêu diệt, không còn bám trên tay và không có cơ hội "đi du lịch" vào trong người của trẻ.

Rửa với xà phòng và nước sạch thì vi khuẩn, vi trùng gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.

Ăn sạch, ăn chín, uống sôi: Mầm bệnh có mặt ở khắp mọi nơi, từ thực phẩm đến vật dụng trong gia đình. Chúng sinh sôi nhiều hơn trong những thực phẩm sống và có thể bị tiêu diệt sau khi nấu chín. Vậy nên, nếu thức ăn chưa chín, nước chưa đun sôi thì các mầm bệnh vẫn có thể còn sống và trẻ tuyệt đối không được ăn uống những đồ này. Nguyên tắc phòng bệnh rất quan trọng mà trẻ cần nhớ là phải ăn chín, uống sôi, ăn sạch. Đặc biệt, trẻ không được ăn thức ăn bày bán ngoài đường vì khi không được che đậy cẩn thận, thức ăn sẽ bị bám nhiều bụi đường và những vi khuẩn, vi trùng trong không khí, trẻ ăn những món ăn này sẽ rất dễ mắc nhiều bệnh.

Phải uống thuốc khi bị ốm: "Với sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa phát triển, trẻ rất dễ bị các con vi khuẩn gây bệnh tấn công, dẫn đến ốm. Và khi bị ốm trẻ cần phải uống thuốc thì mới tiêu diệt được con vi khuẩn gây bệnh bên trong, nếu không chúng sẽ càng làm cho trẻ ốm nặng, lâu khỏi hơn" - đó là điều cha mẹ cần giải thích cho con để khuyến khích con tự giác uống thuốc. Sốt là tình trạng phổ biến nhất mà mọi trẻ nhỏ đều hay gặp phải, vì vậy, trẻ cần quen với việc uống thuốc hạ sốt. Hãy chọn cho trẻ những loại thuốc phù hợp, dễ uống và điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Khi bị ốm trẻ cần phải uống thuốc thì mới mau khỏi bệnh.

Giữ an toàn cho bản thân không chỉ là phòng ngừa bệnh mà còn phải bao gồm cả các kĩ năng tránh tai nạn thương tích. Tùy theo độ tuổi mà cha mẹ cần dạy trẻ biết cách làm sao để mình an toàn khi đi bơi, khi sang đường, khi thể dục... hoặc là phải tránh xa những vật dụng nguy hiểm như dao, kéo, lửa... Đặc biệt, trẻ không được tiếp xúc và nghe lời người lạ, làm hoặc đi theo người lạ khi không được sự cho phép của người lạ. Điều này không những để đảm bảo an toàn mà còn tránh gặp nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Hapacol với hoạt chất chính là paractamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/thong-tin-doanh-nghiep/mot-vai-nguyen-tac-tre-can-duoc-day-de-biet-cach-bao-ve-minh-c41a455035.html