Một số sản phẩm độc hại từ Trung Quốc ( Phần 1)

Gần đây, chất độc hại liên tục được phát hiện trong các sản phẩm từ Trung Quốc khiến người tiêu dùng lo lắng. Báo Pháp Luật TPHCM xin thống kê một số sản phẩm đã được phát hiện là có độc hại và vài gợi ý phòng tránh để bạn đọc có thể cân nhắc, lựa chọn khi mua sắm.

Tin đồn về trái cây chứa chất phá hủy nội tạng. Ảnh minh họa ( nguồn internet) Theo một số giáo sư công nghệ hóa học và bác sĩ dinh dưỡng, không có loại trái cây nào ngâm hóa chất khi ăn vào cơ thể có sức mạnh phá hủy nội tạng ở người. Tuy nhiên, những chất bảo quản nhằm giữ độ tươi và màu sắc củ quả hiện đang được sử dụng đều có tính độc và thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả, gây nguy hiểm cho gan, gây ung thư và nghiêm trọng nhất là làm chậm sự phát triển của trẻ nhỏ. Rất khó nhận biết chất bảo quản trong trái cây. Nhưng với một số loại quả thông dụng, nếu chú ý vẫn có thể phân biệt được. Với cam, quýt và các loại quả tương tự, khi bị ngâm thuốc bảo quản, phần cuống và lá sẽ bị rụng. Riêng với quả lê và táo, nếu vỏ ngoài xỉn màu, cứng, cuống trắng lốm đốm là đã bị ngâm chất bảo quản. Tốt nhất, nên chọn trái cây tại các cửa hàng uy tín, bao bì bảo quản và giá cả hợp lý. Đừng vì giá rẻ một chút mà quên đi sức khỏe của chính mình và gia đình. Đỗ đen có chất hóa học độc hại Kết quả cuộc kiểm tra của Cục quản lý Chất lượng và Kỹ thuật thành phố Chaoyang, tỉnh Liaoning, Trung Quốc vào đầu tháng 8/2009 đã cho thấy mỗi một cân đỗ hạt nhiễm độc có thể chứa 16-110 mg đồng. Sulfat Đồng được sử dụng là một hợp chất hóa học độc hại để làm cho những hạt đậu trông tươi hơn. Người ăn phải đỗ đen chứa chì này có thể bị nhiễm độc chì trong máu và khả năng nhiễm cao hơn đối với trẻ em. Báo Tân hoa xã ngày 20/8/2009 đưa tin, 1.354 trẻ sống gần nhà máy luyện mangan Wugang ở thị trấn Wenping tỉnh Hồ Nam (miền trung Trung Quốc) đã được xác nhận có lượng chì trong máu cao hơn 100 milligram/lít so với mức bình thường là 0-100 milligram/lít. Gia vị độc hại tràn lan Gia vị thường được sản xuất từ các cơ sở nhỏ nên khó kiểm soát chất lượng Vừa qua, Thanh tra Sở Y tế TPHCM phát hiện, buộc thu hồi tiêu hủy gần 1 tấn sa tế dùng để nấu cà ri, bò kho... chứa độc chất gây ung thư. Theo Sở Y tế, các loại gia vị nhiễm độc này được bày bán nhiều tại các chợ Bình Tây, Trần Bình. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy các loại gia vị nói trên nhiễm chất Rhodamine B với hàm lượng thấp nhất là 12,8 µg/kg và cao nhất là 680,5 µg/kg. Bốn cơ sở kinh doanh, sản xuất có sản phẩm nhiễm hóa chất độc hại này là sạp 182 (chợ Bình Tây); sạp 271-Long Phụng (chợ Trần Bình); sạp 66-Thành Lâm (quận 6); cơ sở chế biến gia vị Hãng Nam Ấn (quận 6). Theo quy định hiện hành của Bộ Y tế, Rhodamine B là hóa chất dùng trong công nghiệp nhuộm, dệt và tuyệt nhiên cấm dùng trong thực phẩm. Melamine trong sữa Tiêu hủy sữa nhiễm độc melamine ở Trung Quốc - Ảnh: Reuters Melemine là hóa chất độc hại thường được sử dụng trong công nghiệp nhựa và phân bón. Những kẻ phạm tội đã cho melamine vào sữa để làm tăng hàm lượng đạm và kiếm lợi nhuận. Trân châu polymer trong trà sữa Món trà sữa trân châu độc hại vẫn được giới trẻ trong nước ưa thích vì mùi vị thơm, màu sắc bắt mắt và đặc biệt là độ dẻo dai là lạ của các loại hạt trân châu. Thế nhưng thành phần làm ra ly sữa và hạt chân trâu rất độc hạ. Trong đó có chứa một số độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp như: Clo sunfat natri ngậm nước (Na2SO4.10H2O), chất dẻo cao phân tử (hay thường gọi là nhựa - polime), đường hóa học, và bột sữa... Sau vụ lùm xùm về việc hạt trân châu trong trà sữa có chứa hạt polyme xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán tràn lan ở VN, sản phẩm này có phần kém được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, khi mọi việc lắng xuống, mặt hàng này vẫn có thể vẫn còn tiếp tục được bày bán lén lút với giá thành rẻ. Dầu ăn Trung Quốc Vừa qua, tờ China Daily cho hay có tới 1/10 lượng dầu ăn được sử dụng ở Trung Quốc có thể được tái chế từ dầu đã dùng ở các nhà bếp và nhà hàng. Loại dầu này chứa chất được gọi là “aflatoxin”, chất gây ung thư và rất độc hại. Ủy ban an toàn thực và dược phẩm quốc gia Trung Quốc cho biết các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm bị phát hiện sử dụng dầu ăn từ các nguồn không rõ, hoặc nếu họ mua “dầu bẩn” sẽ bị đình chỉ hoạt động ngay lập tức và bị xử theo pháp luật. Hiện nay chưa có thông tin gì về việc loại dầu ăn này đã xuất hiện ở VN hay chưa, nhưng người tiêu dùng vẫn nên cẩn thận và chú ý không sử dụng các loại dầu ăn không rõ nguồn gốc. Kem đánh răng chứa hóa chất Bao bì kem đánh răng "Mr Cool" ( Ảnh: AP) “Mr Cool” và “Excel” là hai nhãn hiệu kem đánh răng sản xuất tại TQ đã được phát hiện là có chứa hóa chất độc hại có thể gây ung thư. Chất diethylen glycol (D.G) tìm thấy trong hai nhãn hiệu kem đánh răng này là hóa chất công nghiệp, tuyệt đối không dùng trong thực phẩm, mỹ phẩm.Chúng được sử dụng không phải với mục đích tạo vị ngọt mà để tạo độ dẻo và chống đông cho kem đánh răng. Hiện nay tại VN không bày bán loại sản phẩm này, nhưng hai nhãn hiệu này đã từng có mặt tại thị trường Anh, Mỹ, Panama, Australia, Dominica và bị các nhà chức trách Dominica phát hiện. Nếu bạn có sử dụng các loại hàng hóa xách tay từ nước ngoài hoặc hàng hóa bán không rõ nguồn gốc thì cần cẩn thận nhận biết chúng. ( Còn tiếp...) PLO Tổng hợp

Nguồn PLO: http://www.phapluattp.vn/20100327113623348p1060c1104/mot-so-san-pham-doc-hai-tu-trung-quoc--phan-1.htm