Microsoft công bố ứng dụng chatbot 'không phân biệt chủng tộc'

Sau khi thất bại với Tay - một chương trình trò chuyện bot (chatbot) được Microsoft giới thiệu vào tháng 3, công ty đã ra mắt ứng dụng chatbot mới.

Microsoft vừa công bố một chatbot mới tại thị trường Mỹ vào hôm 13/12 nói rằng nó sẽ khắc phục được những nhược điểm sau bài học với Tay hồi đầu năm nay. Ứng dụng mạng tên Zo hiện có sẵn trên ứng dụng Kik Messenger và trang web Zo.ai.

Sau các ứng dụng chatbot cho Trung Quốc và Nhật Bản, Microsoft bắt đầu tung chatbot cho người Mỹ.

Trước đó Tay cho phép người dùng trò chuyện với bot trên Twitter, tuy nhiên người dùng thử nghiệm chương trình đã trò chuyện với bot này các vấn đề về phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính. Microsoft sau đó đã tắt Tay, nhưng đó được xem là một trong những cảnh báo liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI).

Phiên bản Zo phát triển trên Kik Messenger - ứng dụng phổ biến cho thanh thiếu niên và những người trưởng thành trẻ tuổi - thay vì Twitter. Kik là một nền tảng tin nhắn cá nhân, có nghĩa chatbot sẽ có thể kiểm soát được nhiều hơn.

Twitter là dịch vụ công khai và mọi người có rất nhiều ý kiến khác nhau. Chúng tôi cần một công cụ khác để xem Zo hoạt động thế nào khi kết nối với người sử dụng”, người đứng đầu Zo Ying Wang cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNNMoney.

Wang cho biết Microsoft đã thực hiện một loạt biện pháp bảo vệ để ngăn chặn Zo tham gia vào các bình luận không phù hợp. Cô sẽ nói điều gì đó giống như: “Tôi không cảm thấy thoải mái khi nói về điều đó, chúng ta hãy nói về một cái gì đó khác” nếu như người dùng cố gắng để Zo nói về điều gì đó về phân biệt chủng tộc hoặc gây khó chịu.

Microsoft Zo hiện đang làm việc trên Kik Messenger

Tại một sự kiện về AI của được Microsoft tổ chức hôm 13/12, Harry Shum - phó chủ tịch Microsoft AI - giải thích rằng để AI thành công, máy tính nên thông minh và có tình cảm. Chương trình tin nhắn của công ty cung cấp các yếu tố liên quan đến tương tác cảm xúc, có thể giữ cuộc hội thoại trong khi đang vui hoặc châm biếm…

Shum chứng minh Zo trên sân khấu với cuộc trò chuyện giản dị về bóng đá. Theo báo cáo, đã có 115.000 người nói chuyện với Zo, và cuộc trò chuyện dài nhất kéo dài hơn 9 giờ.

Ở Trung Quốc và Nhật Bản, chương trình tin nhắn của Microsoft là rất phổ biến với 40 triệu người đã nói chuyện với bot Xiaoice ở Trung Quốc, và khoảng 29 triệu người ở Nhật Bản đã tương tác với Rinna. Các chương trình đã xuất hiện trên truyền hình, và Xiaoice thậm chí cung cấp dự báo thời tiết trên đài tin tức phổ biến.

Cũng tại sự kiện, Microsoft đã cho xem trước Microsoft Translator Live, phần mềm dịch thuật thời gian thực cho phép bạn có cuộc trò chuyện với một người nào đó bằng ngôn ngữ khác nhau. Nó có thể dịch đến 9 ngôn ngữ nói và 50 ngôn ngữ viết. Ví dụ, bạn có thể nói chuyện bằng tiếng Anh và ứng dụng sẽ dịch nó sang tiếng Trung Quốc.

An Nhiên

Nguồn Người Đưa Tin: http://www.nguoiduatin.vn/microsoft-cong-bo-ung-dung-chatbot-khong-phan-biet-chung-toc-a309337.html