Microsoft có thể phát hiện ung thư phổi khi nhìn vào dữ liệu tìm kiếm người dùng

Trung tâm nghiên cứu của Microsoft đã tìm ra một phương pháp phát hiện sớm bệnh ung thư phổi chỉ đơn giản là thông qua phân tích các truy vấn tìm kiếm của người dùng và việc nhìn vào các từ khóa cụ thể có thể chỉ ra các dấu hiệu của căn bệnh.

Bản nghiên cứu này đã được đăng tải trên trang JAMA Oncology (chuyên ngành về Ung thư) cho thấy, Microsoft đã tìm thấy có một sự liên kết giữa các nghiên cứu nền tảng người dùng trực tuyến và việc chẩn đoán được thực hiện theo cách quá muộn (trong nhiều trường hợp, không may là quá muộn).

Cụ thể, Microsoft đã phân tích dựa trên công cụ tìm kiếm Bing với các truy vấn như “Tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi” và sau đó bắt đầu tiến hành phân tích các tìm kiếm trên một người dùng theo các tháng và các năm trước đây. Các nhà khoa học đã theo dõi lịch sử tìm kiếm các truy vấn và có thể liên hệ đến căn bệnh mà người đó đang mắc phải bao gồm cả triệu chứng lẫn vấn đề nhân khẩu học.

Ví dụ, Microsoft đã đặc biệt quan tâm đến việc phát hiện các tìm kiếm liên quan đến căn bệnh khá phổ biến hiện nay – ung thư phổi, bao gồm không chỉ các triệu chứng như viêm phế quản và đau ngực mà còn cả những căn nguyên có thể gây ra căn bệnh này như hút thuốc là và tiếp xúc với khí radon.

Việc sử dụng các dữ liệu nhân khẩu học đã có thể tạo ra mối liên hệ giữa các tìm kiếm, vị trí và cả các triệu chứng có thể của căn bệnh ung thư phổi, điều đó chứng tỏ rằng, cuối cùng các thuật toán phức tạp có thể giúp đưa ra những cảnh báo ít nhất là 01 năm trước khi phát hiện ra căn bệnh quái ác này.

Tỷ lệ thành công là 39%

Theo Microsoft, hiện nay tỷ lệ thành công của nghiên cứu trên mới chỉ là 39%, và mặc dù điêu này có nghĩa là hơn ½ số người sử dụng có thể nhận được cảnh báo chưa đúng, nhưng nó lại đặc biệt quan trọng với những người có thể bị mắc ung thư phổi và thực sự là phải tìm đến bác sỹ.

Trên tất cả, đây chính là mục tiêu mà công nghệ hướng đến, mặc dù những nhận định qua mạng Internet mà người dùng nhận được có thể là chưa chính xác, nhưng không có gì là sai lầm nếu bạn đi đến gặp bác sỹ và chắc chắn rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng nếu trong trường hợp một người nào đó bị ung thư phổi thì việc tìm đến bác sỹ và các phương pháp điều trị đúng đắn, có thể giúp họ kéo dài thời gian sống của mình.

Đến thời điểm này, Microsoft vẫn đang tìm cách để nâng cao tỷ lệ thành công cũng như xem xét một số cách để công nghệ này dễ dàng sử dụng hơn nữa. Đồng thời, công ty này cũng đang thử nghiệm một ứng dụng có thể theo dõi các hành vi tìm kiếm dưới sự đồng ý của người dùng, vì đây là một cách làm đơn giản để cảnh báo các triệu chứng có thể dẫn đến căn bệnh ung thư cũng như các căn bệnh nan ý khác cho người dùng.

Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ giới.. Bệnh ung thư phổi có liên quan chặt chẽ đến thói quen hút thuốc lá. Bệnh liên tục gia tăng và gày càng phức tạp vì chưa kiểm soát được tình trạng hút thuốc lá và ô nhiễm môi trường.

Ung thư phổi là cũng nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở 35 nước trên thế giới. Trên thế giới, tỉ lệ mắc ung thư phổi giữa nam: nữ là 5:1. Trong số các ca mắc ung thư phổi, chỉ có khoảng 25 – 40% trường hợp có thể phẫu thuật cắt bỏ. Bệnh ung thư phổi cũng có tỉ lệ ác tính rất cao, chiếm trên 90% u phổi và là loại ung thư hay gặp nhất trên thế giới.

Có rất nhiều người bệnh vì thiếu hiểu biết đã để bệnh phát triển đến giai đoạn muộn và tỷ lệ chữa trị thành công ở mức thấp, rút ngắn thời gian sống chẳng còn là bao. Chính vì vậy, công nghệ của Microsoft mặc dù tỷ lệ thành công chưa cao, nhưng cũng góp phần tháo gỡ, giải đáp, cung cấp kiến thức cơ bản cho người quan tâm đến bệnh ung thư phổi.

Hoàng Thanh (theo smedia)

Nguồn XHTT: http://xahoithongtin.com.vn/thi-truong/201611/microsoft-co-the-phat-hien-ung-thu-phoi-khi-nhin-vao-du-lieu-tim-kiem-nguoi-dung-547333/