Mất ngủ - cơn ác mộng của cuộc sống hiện đại

(CATP) Cuộc sống hiện đại với nhiều lo toan, giấc ngủ ngon đang trở nên quá xa xỉ với nhiều người. Việc phải “sống chung” với cảnh trằn trọc kéo dài suốt đêm không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, hiệu quả công việc giảm sút mà còn kéo theo hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, đột quỵ…

Quay cuồng vì mất ngủ

Giấc ngủ quan trọng như thế nào? Đây là quãng thời gian để tế bào có thời gian tái tạo, các nơ-ron thần kinh hồi phục sau khi “căng sức” cho các hoạt động sống, duy trì sự cân bằng các hocmone. Thế nhưng, để có giấc ngủ ngon không hề dễ.

Khi được chuyển từ nhân viên lên trưởng bộ phận của một công ty truyền thông, chị T.N.T. (35 tuổi) đảm nhận nhiều công việc với trọng trách và yêu cầu cao hơn, cũng từ đó chị hay lâm vào tình trạng lo lắng, đau đầu và “đếm cừu” cả đêm. Mặc dù chị đã hoàn tất công việc trong ngày trên cơ quan và tranh thủ ngủ sớm nhưng không tài nào chợp mắt. Chống chọi với cảnh trằn trọc đến 2, 3 giờ sáng triền miên khiến chị rất mệt mỏi, kiệt sức.

Câu chuyện mất ngủ như chị T. gặp phải đang ngày càng trở nên phổ biến. PGS-TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TPHCM, phân tích, giấc ngủ ngon gắn liền với nhiều giờ ngủ sâu duy trì liên tục trong các chu kỳ ngủ kéo dài suốt đêm. Với người bị mất ngủ thì chỉ có vài phút ở giai đoạn ngủ sâu hoặc mất nhiều thời gian cho các giấc ngủ nông. Nhiều người thường than phiền về tình trạng khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, thức giấc nhiều lần giữa đêm, khó ngủ lại hay thức giấc quá sớm. Ở giai đoạn mất ngủ kéo dài họ hoàn toàn tỉnh về ban đêm.

Tại nước ta, theo các chuyên gia tâm thần kinh, ngày càng có nhiều bệnh nhân nhập viện khám và điều trị vì rối loạn giấc ngủ. Thống kê của Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng TPHCM cho thấy, trong năm 2010 mỗi tháng nơi đây tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân đến khám vì rối loạn giấc ngủ thì năm 2012 và 2013 đã tăng lên 400 ca mỗi tháng. Còn tại BV Tâm thần TPHCM mỗi ngày có hàng trăm người đến khám trầm cảm thì trên 90% bệnh nhân than phiền về bệnh mất ngủ với mức độ từ vài tháng đến trên 5 năm.

Mất ngủ ngày càng trẻ hóa khi số người ở độ tuổi 15 - 30 bị mất ngủ ngày càng gia tăng dưới tác động của căng thẳng, áp lực từ công việc, thương trường, học tập... Hầu hết người bệnh chủ yếu sống ở các thành phố, là công chức, doanh nhân, phụ nữ sau sinh, thậm chí là học sinh, sinh viên.

Việc không ngủ đủ thời lượng dù ở độ tuổi nào cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một nghiên cứu cho thấy ngủ dưới 5 giờ/ngày là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não. Công bố gần đây trên Tạp chí Neuroscience của Mỹ cũng cho thấy mất ngủ kéo dài làm não mất đi 25% tế bào thần kinh. Các tế bào não có thể bị phá hủy chỉ sau 1 đêm mất ngủ, những tổn thương não do mất ngủ rất khó hồi phục, thậm chí là không thể tái tạo. Mất ngủ kéo dài còn được chứng minh là nguyên nhân tăng nguy cơ béo phì kèm thêm các nguy cơ giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng kinh tế gia đình.

Tìm lại giấc ngủ ngon

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nguyên nhân của mất ngủ thường gặp là do căng thẳng, stress... dẫn đến tăng sinh gốc tự do. Gốc tự do âm thầm tấn công lớp nội mạc mạch máu, thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối. Từ đó, mạch máu não trở nên hẹp đi, máu vận chuyển oxy lên não bị cản trở gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, mất ngủ lại gây căng thẳng cho não bộ làm số lượng gốc tự do tăng cao, từ đó mất ngủ ngày càng dày hơn và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.

PGS-TS Vũ Anh Nhị lưu ý, mất ngủ do nguyên nhân tâm lý căng thẳng, stress... dẫn đến tăng sinh gốc tự do thì việc cần giải quyết đầu tiên chính là tạo niềm vui trong công việc và cuộc sống; duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Đặc biệt chú trọng đến chăm sóc giấc ngủ như ngủ đúng giờ, đủ giấc, thư giãn trước khi ngủ, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bổ sung các hoạt chất chống gốc tự do từ thiên nhiên có tác dụng tốt trong việc bảo vệ mạch máu não và tế bào thần kinh, điều hòa chức năng não, từ đó phục hồi nhịp sinh học bình thường cho giấc ngủ.

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công chất chống gốc tự do từ thiên nhiên, nổi bật như Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry sinh trưởng ở Bắc Mỹ. Nghiên cứu cho thấy tinh chất Blueberry có khả năng trung hòa các gốc tự do trong mạch máu, làm giảm hiện tượng xơ vữa, ngăn ngừa huyết khối và cải thiện tình trạng thiếu máu não. Qua đó, chức năng truyền dẫn thần kinh được phục hồi và chất lượng giấc ngủ được cải thiện.

Nguồn CA TP.HCM: http://www.congan.com.vn/?catid=402&id=533390&mod=detnews&p=