Lý do EU có thể sớm hủy bỏ lệnh trừng phạt chống Nga

Tờ Wall Street Journal ngày 6/10 đưa tin, việc Anh rời khỏi EU sẽ là trở ngại chính trị và pháp lý chủ yếu để thực hiện các chính sách trừng phạt chống Nga.

Các biện pháp trừng phạt đã trở thành công cụ chủ yếu trong chính sách đối ngoại của EU và Anh đóng vai trò lớn trong việc này, tờ báo cho biết.

WSJ cho biết lý do EU có thể sớm hủy bỏ lệnh trừng phạt chống Nga

Như vậy, việc chính phủ Anh ủng hộ Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã lên tiếng ủng hộ việc áp dụng các hạn chế đối với Nga, tạo nên một đối trọng chính trị mạnh mẽ đối với các bên phản đối trừng phạt ở châu Âu, đặc biệt là Ý và Hy Lạp.

London cũng chiếm một phần trong chính sách cấm vận kinh tế, lấy đi cơ hội huy động vốn tại thị trường Anh của các doanh nghiệp nhà nước Nga, trong khi Anh lại là trung tâm tài chính của cả châu lục này.

"Một vài năm sau, khi Anh không còn là thành viên của Liên minh châu Âu, có thể chúng tôi sẽ nhìn thấy một chính sách mềm dẻo hơn (Brussels) trong mối quan hệ với Nga", Frederick Wesslau - chuyên viên trong Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại (European Council on Foreign Relations) cho biết.

Ngoài ra còn có những hậu quả chưa rõ ràng của Brexit (việc Anh rời khỏi EU) đối với chính sách cấm vận của châu Âu, tờ báo cho biết thêm.

Nước Anh là nguồn thông tin chính, bằng chứng và thực tế mà danh sách lệnh trừng phạt được hình thành, và sau đó được xem xét tại tòa án cấp cao nhất của EU.

Theo một nguồn tin ngoại giao của tờ báo trong Ủy ban châu Âu về việc áp dụng lệnh trừng phạt cho biết, London đang phát triển cơ sở pháp lý cho các biện pháp cấm vận trong tương lai. Các nước nhỏ hơn trong Liên minh châu Âu không đủ nguồn lực để thực hiện những việc như vậy.

Để thực hiện các biện pháp trừng phạt, có thể sử dụng nguồn thông tin mở, cũng như dữ liệu tình báo, người đối thoại nói thêm. Anh đã điều chỉnh việc trao đổi thông tin tình báo với Pháp, tuy nhiên, khi dự thảo các biện pháp trừng phạt đưa ra tòa án châu Âu và các nước EU khác có thể có được những thông tin này khiến cho London phải đề phòng.

Sau Brexit, các nước trong Liên minh châu Âu sẽ khó có được các thông tin này hơn, Andrew Hood - cựu quan chức của chính phủ Anh cho biết. Theo ông, sau Brexit, Anh sẽ rất khó để tìm được ai và làm thế nào để sử dụng các thông tin này.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới.

Đức Dũng (lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/ly-do-eu-co-the-som-huy-bo-lenh-trung-phat-chong-nga-post210862.info