Lưu ý ôn thi từ đề minh họa Khoa học tự nhiên

GD&TĐ - Từ những nhận định về bài thi minh họa khoa học tự nhiên, các thầy cô giáo Trường THPT Tháp Mười (Đồng Tháp) đưa ra lưu ý giúp giáo viên, học sinh dạy học, ôn tập hiệu quả.

Đề thi Hóa học thể hiện rõ độ phân hóa

Phân tích đề thi minh họa môn Hóa học:

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Este lipit

Số câu

1

2

1

4

Điểm

0,25

0,5

0,25

1

Cacbohydart

Số câu

1

2

3

Điểm

0,25

0,5

0,75

Amin –aminoaxit –peptit-protein

Số câu

1

2

1

1

5

Điểm

0,25

0,5

0,25

0,25

1,25

Polime

Số câu

1

1

Điểm

0,25

0,25

Đại cương về kim loại

Số câu

2

2

4

Điểm

0,5

0,5

1,0

Kim loại kiềm-kiềm thổ -nhôm

Số câu

1

2

2

5

Điểm

0,25

0,5

0,5

1,25

Sắt –crom – một số kim loại khác

Số câu

2

2

1

5

Điểm

0,5

0,5

0,25

1,25

Hóa học môi trường

Số câu

1

1

Điểm

0,25

0,25

Tổng hợp hữu cơ

Số câu

2

1

1

4

Điểm

0,5

0,25

0,25

1

Tổng hợp vô cơ

Số câu

2

4

1

1

8

Điểm

0,25

1

0,25

0,5

2,0

Tổng

Số câu

12

14

8

6

40

Điểm

3

3,5

2

1,5

10,0

Từ bảng trên có thể thấy đề ra tập trung chủ yếu chương trình lớp 12; có nhiều câu vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đề phân hóa rõ. Theo đó, học sinh trung bình có thể làm từ 4 đến 6 điểm; học sinh khá giỏi có thể đạt từ 6 đến 8 điểm; học sinh xuất sắc có thể đạt từ 8 đến 10 điểm.

Bài tập vận dụng cao tập trung nhiều vào chương I ( este – chất béo), khá nhiều câu (3 câu); phân bố các câu tổng hợp hữu cơ – vô cơ chủ yếu vào nội dung vô cơ.

Để làm bài thi tốt, học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản ở mức độ biết (Nội dung Vô cơ: Đại cương về kim loại học sinh cần nắm chắc dãy điện hóa – ăn mòn kim loại. Ví dụ, áp dụng dãy điện hóa có thể làm nhiều câu như 1,2,3,5…; Chất và hợp chất - học sinh nắm vững được tính chất (tính chất vật lý- hóa học); Hữu cơ: Nắm được hệ thống kiến thức cơ bản theo chuyên đề; học sinh cũng lưu ý kiến thức thực hành và việc vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

Với bài tập, cần lưu ý hệ thống các bài tập dạng cơ bản theo chương; nắm chắc các qui luật và vận dụng tốt các phương pháp giải bài tập.

Đề thi Vật lý: Câu hỏi đảm bảo tỉ lệ thích hợp từng chương

Nội dung đề thi minh họa môn Vật lý không nằm ngoài chương trình 12, số câu hỏi ở các chương cũng đảm bảo tỉ lệ thích hợp, đảm bảo được cấu trúc Bộ GD&ĐT đã đưa ra.

Đề thi có câu hỏi ở các mức độ khác nhau, có nhận biết, thông hiểu, có vận dụng kiến thức Vật lý để giải quyết những vấn đề thực tiễn...

Với đề minh họa này, thí sinh trung bình có thể đạt 5 điểm; thí sinh khá và giỏi có thể đạt từ 7 điểm. Riêng điểm từ 8 trở lên phải là những thí sinh xuất sắc. Đề thi đảm bảm được mức độ phân hóa để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng.

Với hướng ra đề minh họa của Bộ GD&ĐT, những thí sinh chỉ cần xét tuyển tốt nghiệp THPT nên bám sát chương trình Vật lý 12 cơ bản và tập trung ôn luyện kiến thức ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp.

Với những thí sinh vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển đại học, cao đẳng, vẫn ôn luyện theo chương trình Vật lý 12 cơ bản. Tuy nhiên thí sinh không chỉ chú trọng các vấn đề cơ bản, còn chú trọng các bài tập ở mức độ vận dụng cao, kiến thức tổng hợp và các bài tập có tính thực tiễn trong cuộc sống, các dạng bài tập lạ, luyện giải nhiều dạng đề.

Đề thi môn Sinh học: Nhiều câu hỏi vận dụng

Cấu trúc đề minh họa môn Sinh học thi THPT quốc gia 2017 như sau: Chương 1: 10 câu; chương 2 (10 câu); chương 3, 4, 5 (7 câu); phần tiến hóa (4 câu); phần sinh thái học (9 câu). Cấu trúc như vậy là tương đối hợp lí.

Các câu ở mức độ biết và hiểu là 26/40 câu, mức độ vận dụng là 14/40 câu. Học sinh trung bình làm được 4-6 điểm, học sinh khá 7- 8 điểm, hoc sinh giỏi 9-10 điểm.

Nội dung đề chủ yếu trong chương trình 12, đảm bảo học sinh học chương trình cơ bản và nâng cao đều làm được, có nhiều câu cho dạng tổng hợp học sinh phải nắm vững kiến thức mới làm được các dạng câu hỏi này.

Với đề thi như trên, giáo viên không dạy theo hướng học thuộc lòng, hoc sinh phải hiểu những nội dung chính của từng bài, từng chương. Các thầy cô nên tăng cường cho hoc sinh làm các dạng câu hỏi tổng hợp. Đồng thời, rèn luyện cho học sinh nhiều các dạng toán quy luật di truyền, vì phần này chắc chắn có trong đề thi và đa số là khó.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/trao-doi/luu-y-on-thi-tu-de-minh-hoa-khoa-hoc-tu-nhien-2391311-v.html