Luật pháp quốc tế và chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa

Hội nghị Luật biển lần thứ III của Liên hiệp quốc (LHQ) kéo dài 9 năm (1973-1982) đã soạn thảo một công ước quốc tế về Luật biển đồ sộ, bao quát tất cả các vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của Biển và Đại dương, quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của mọi loại quốc gia (có biển cũng như không có biển, có trình độ phát triển khác nhau), đối với các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia cũng như những vùng biển thuộc phạm vi quốc tế.

Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) được đánh giá là Luật biển hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay và là văn kiện pháp lý quốc tế hậu chiến quan trọng nhất sau hiến chương LHQ. Hiện nay, các nước đều căn cứ và UNCLOS để giải quyết bất đồng và tranh chấp về các vùng biển quốc gia cũng như về khai thác đáy Đại dương – “Di sản chung của thế giới” (Điều 136). Về các vùng biển quốc gia Theo UNCLOS các nước ven biển có quyền quy định: là những đoạn đường thẳng nối liền các “ngấn nước thấp nhất, nhô ra xa nhất” dọc theo bờ biển (Điều 7). Lãnh hải không quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở. Nước ven biển có chủ quyền quốc gia “được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này” (Điều 2). Như vậy là chấm dứt tình trạng các nước nhỏ và yếu bị ép buộc quy định lãnh hải của mình không quá 3 hải lý. “không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở” Nước ven biền có quyền kiểm soát hải quan, y tế, nhập cư, trừng trị tội phạm (Điều 33). “không mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở”. Nước ven biển có quyền chủ quyền về thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên và sinh vật của vùng nước trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bảo vệ môi trường (Điều 56). Các nước khác được 4 quyền: tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm (Điều 58). “bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa”, chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trường hợp bờ ngoài của thềm lục địa ra quá xa thì có thể mở rộng thềm lục địa đến 350 hải lý hoặc đến chỗ nước sâu 2.500 mét với điều kiện tuân thủ một số quy định có liên quan. Nước ven biển có quyền chủ quyền về mặt thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên (Điều 77), các nước khác có quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm (Điều 79). Nước ven biển có đặt quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất cứ vì mục đích gì (Điều 81). là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc. Những đảo nào có “con người đến ở” hoặc thích hợp cho một “đời sống kinh tế riêng” thì có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (Điều 121). Sự phân chia các vùng chồng lấn về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thường được thực hiện theo “đường trung tuyến”, “nguyên tắc công bằng” hay “hoàn cảnh đặc biệt” mà các bên đều có thể chấp nhận. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký và phê chuẩn Công ước LHQ về luật biển năm 1982 vào ngày 23/6/1994. Đó là cơ sở pháp lý quốc tế xác nhận và khẳng định chủ quyền và các quyền của nước ta đối với các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam; phù hợp với Tuyên bố ngày 12/5/1977 của chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; phù hợp Tuyên bố ngày 12/11/1982 của chính phủ nước ta về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải; phù hợp với chính sách của nước ta nhằm giải quyết những bất đồng và tranh chấp về các vùng biển và thềm lục địa với các nước quanh Biển Đông. Trên tinh thần đó, Việt Nam và các nước đã đạt những thỏa thuận như sau: Với Malaysia, đã thành lập cơ chế khai thác chung vùng thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước (1992). Với Thái Lan, đã ký Hiệp định phân ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan (1997). Với Trung Quốc, đã ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ (2000). Với Indonesia, đã ký Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa hai nước (2003)… Việc ngày 6 tháng 5 vừa qua Việt Nam và Malaysia trình cho bản Báo cáo chung về khu vực thềm lục địa liên quan đến hai nước là thêm một bằng chứng rằng, với thiện chí, các nước trong khu vực có thể hợp tác giải quyết hòa bình mọi bất đồng về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Chủ quyền không thể tranh cãi Theo tập quán quốc tế và luật pháp quốc tế, việc một nước xác lập chủ quyền của mình đối với các hải đảo hay phần đất chưa có chủ phải tuân thủ 3 tiêu chí: hòa bình, liên tục và thật sự. Chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí đó. * Thời Thượng cổ: Từ rất xa xưa tổ tiên ta đã coi trọng biển và hải đảo, đã biết sử dụng Biển Đông để sinh cơ lập nghiệp và bảo vệ tổ quốc. Chứng minh cho điều đó là truyền thuyết Lạc Long Quân đem 50 người con về miền biển mở mang cơ nghiệp; là các chiến thuyền khắc trên trống đồng tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước ta; là câu nói bất hủ của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô đại cáo: “Tát cạn Biển Đông không rửa sạch tanh hôi”; là câu tục ngữ: “Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn”… * Các chúa Nguyễn: Ít nhất từ thế kỷ XVII, nhà nước phong kiến Việt Nam đã phát hiện Bãi Cát Vàng tức Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay trong Biển Đông, đã chiếm hữu, khai thác và quản lí các đảo đó một cách liên tục. Vì là đất vô chủ (res nullius), các vua chúa nước ta phát hiện trước tiên, chiếm hữu một cách hòa bình. Chủ quyền của nước ta đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định, duy trì và củng cố ít nhất trong 3 thế kỷ liên tục từ thời các chúa Nguyễn cho đến cả sau khi Pháp thiết lập chế độ đô hộ năm 1884. Đội Hoàng Sa (hoạt động cả tại quần đảo Trường Sa) là một mô hình tổ chức nhà nước từ thời các chúa Nguyễn, có quy chế tổ chức và hoạt động rõ ràng, có nhiệm vụ bảo vệ, tuần tra, trồng cây, đo đạt thủy triều, thu lượm hải sản về nộp cho triều đình. Đội hoạt động liên tục 6 tháng trong năm. Những tư liệu vô giá vừa mới phát hiện là thêm những minh chứng hùng hồn về sự chiếm hữu liên tục và thật sự của nước ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa. (Nguyên bản tờ lệnh ngày 15/4/1834 của vua Minh Mạng điều động binh phu từ đảo Lý Sơn ra bảo vệ Hoàng Sa; nguyên bản tờ Tấu ngày 12/5/1932 lên vua Bảo Đại tặng thưởng huân chương cho một binh sĩ đóng đồn phòng thủ Hoàng Sa). Thời ấy chẳng những sử sách Việt Nam mà tài liệu nước ngoài cũng viết về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Ký sự Batavia của Công ty Hà Lan Đông Ấn (Compagnie hollandaise des Indesorientales) trong những năm 1631-1636 viết về một sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Xứ Đàng Trong như sau: Tháng 7/1634 ba chiếc tàu buôn Hà Lan từ Batavia (Indonesia) đến Đà Nẵng, sau đó đi Đài Loan. Gặp bão ngoài khơi. Một trong ba tàu chìm gần quần đảo Hoàng Sa. Thuyền trưởng dùng tàu nhỏ, mang theo một số tiền bạc, vào duyên hải Xứ Đàng Trong để nhờ một thuyền lớn của Việt Nam ra chở 50 thủy thủ còn sống sót và của cải vớt được. Viên chức đặc trách hải quan chẳng những không ứng cứu mà còn tịch thu toàn bộ tiền bạc. Hai năm sau, vào tháng 3/1636 hai tàu buôn khác của Hà Lan đến Đà Nẵng và Hội An, yết kiến chúa Nguyễn để xin giao thương, đặt thương điếm (comptoir commercial) và đòi lại số vàng bạc bị tịch thu. Chúa Nguyễn cho biết tên quan tham đã bị tịch thu gia sản và xử trảm. Để bù lại thiệt thòi, chúa Nguyễn cho người Hà Lan được tự do giao thương, miễn một số thuế, được đặt thương điếm tại Đà Nẵng. Giám mục Taberd (Pháp) viết trong quyển Univers, xuất bản năm l833 như sau: * Dưới thời pháp Thuộc quần đảo Hoàng Sa được tổ chức thành một đại lý hành chính (Délégation administrative) trực thuộc tỉnh Thừa Thiên. Nhiều công ty Nhật Bản xin phép khai khác phốt phát tại đây. Năm 1939 một hải đãng, hai trạm khí tượng, một đài vô tuyến viễn thông được xây dựng trên các đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và Ba Đình (Trường Sa). Trong thời gian từ năm 1930 đến 1933 chính quyền bảo hộ xác lập quyền cai trị đối với tất cả các hòn đảo lớn nhỏ của quần đảo Trường Sa. Công báo Đông Dương năm 1933 đăng chính thức việc này. Về mặt hành chính, Trường Sa trực thuộc tỉnh Bà Rịa. Tóm lại, ít nhất trong 300 năm cho tới cuối thế kỷ XIX, không có bất cứ nước nào tranh chấp chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, dù là nước quanh Biển Đông hay nước thực dân phương Tây khi đó đi chiếm thuộc địa ở Đông Nam Á. Có nước còn gián tiếp thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Sự kiện sau đây chứng minh cho điều đó: Năm 1898 hai chiếc tàu buôn của Đức (Bellona) và Nhật (Imezi Maru) chở đồng cho một công ty của Anh bị chìm tại vùng Hoàng Sa. Chính quyền Trung Quốc trả lời rằng , vì vậy tuyên bố không chịu trách nhiệm về số đồng đó. Về những lãnh thổ bị Nhật chiếm đóng Sau khi bại trận, Nhật phải trả lại cho chủ cũ những lãnh thổ họ chiếm đóng trước đó: Năm 1939 Nhật đánh chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Năm 1943 những người đứng đầu nhà nước Mỹ, Anh, Trung Hoa Dân Quốc thông qua Tuyên bố Cairo viết rằng: Sau chiến tranh . Tuyệt nhiên không có lời nào nói rằng hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc và Nhật phải trả lại cho Trung Quốc. Năm 1945, Tuyên bố Potsdam của những người đứng đầu 3 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, khi đề cập những vùng lãnh thổ bị Nhật chiếm, phải trả lại cho chủ cũ, chỉ viết: “Các điều khoản của Tuyên bố Cairo phải được thi hành”. Năm 1951 diễn ra Hội nghị San Francisco để ký hòa ước với Nhật với sự tham gia của của 51 nước. Khi đại biểu một nước lớn đề nghị bổ sung Dự thảo Hòa ước nhằm mục đích giao 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc thì Hội nghị đã bác bỏ đề nghị đó với tuyệt đại đa số phiếu 46/51. Thủ tướng chính quyền Sài Gòn là Trần Văn Hữu đang tham dự Hội nghị tuyên bố: Tuyên bố đó được ghi vào văn kiện chính thức của Hội nghị. Không có đại biểu nước nào bảo lưu hoặc phản đối. Tranh chấp chủ quyền và cách giải quyết Từ đầu thế kỷ XX, nhất là từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, một số nước trong khu vực, với mức độ khác nhau, có yêu sách về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Có nước, như Trung Quốc, tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa (1956 và 1974) và đánh chiếm khoảng 10 đảo trong quần đảo Trường Sa (1988). Có nước hoặc vùng lãnh thổ như Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei, mỗi nước đòi chủ quyền đối với một số đảo trong quần đảo Trường Sa. Bất cứ lý lẽ nào mà các nước đó đưa ra đều không có cơ sở về tập quán và pháp lý quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật biển năm 1982. Bằng chứng lịch sử chứng tỏ Việt Nam là nước đầu tiên phát hiện Bãi Cát Vàng, tức Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay. Đó là những phần đất vô chủ (res nullius). Nước ta xác lập chủ quyền tại đây một cách hòa bình, thực hiện chủ quyền liên tục và thật sự suốt mấy thế kỷ từ thời các chúa Nguyễn đến triều đình nhà Nguyễn, cũng như trong thời gian Pháp thuộc và sau Cách mạng tháng Tám 1945, đến khi nước nhà tạm thời bị chia cắt và sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ quốc cho đến bây giờ. Các nước khác yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa rất lâu sau khi hai phần đất này đã thuộc về Việt Nam. Đó không phải là đất vô chủ. Vì vậy mọi hành động của các nước khác liên quan đến hai quần đảo đó mà không được sự đồng ý của nước ta đều vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Điều đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh quốc tế là khi yêu sách đó được thực hiện bằng cách dùng không quân và hải quân đánh chiếm. Hành động đó vi phạm trắng trợn Hiến chương LHQ, theo đó các nước phải giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, không được có hành động đe dọa hoặc dùng vũ lực để chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ của bất cứ nước vào (Điều 2, khoản 3 và 4). Thái độ nhất quán của nước ta về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện rất rõ trong Tuyên bố của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khi phê chuẩn Công ước LHQ về luật biển năm 1982 như sau: Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng đối với mỗi quốc gia dân tộc, chỉ có cơ quan lập pháp cao nhất (Quốc Hội) mới có quyền quyết định. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: Trong quá khứ, ông cha ta đã hy sinh biết bao xương máu để đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Các thế hệ ngày nay và mai sau, dù khó khăn phức tạp đến đâu cũng phải kiên trì ứng xử một cách khôn ngoan nhưng kiên quyết để thu hồi những vùng biển đảo bị nước ngoài chiếm đóng trái phép. Tháng 5 năm 2009

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=352468&co_id=30692