Liên minh thần thánh Ankara và Doha - Sự thật khủng hoảng Qatar

Xin giới thiệu với bạn bài viết của chuyên gia bình luận quân sự độc lập Nga Aleksey Noskov đăng trên “Bình luận quân sự độc lập” (Nga) ngày 7/7/2017.

Đây là bài viết về những nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar - các nước vùng Vịnh, về mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Qatar, về tổ chức “Những người anh em Hồi giáo” và một số vấn đề có liên quan từ một góc độ rất khác với các cách nhìn quen thuộc. Các ảnh và chú thích trong bài là của tác giả.

Phó Tổng thư ký Tổ chức “ Những người anh em Hồi giáo” Zaki Bani Irshaid ( ở giữa ) tại buổi mit tinh sau khi ra tù tại Jorrdany . Ảnh :Reuters

Đầu tháng 6/2017, các nước A rập Saudi, Các tiểu vương quốc A rập thống nhất, Ai Cập và Bahrain tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar và áp đặt các biện pháp cấm vận Doha, - tiếp theo đó, ra tối hậu thư với giới lãnh đạo chính trị của Vương quốc này (nội dung tối hậu thư đã được đăng tải, xin không nhắc lại – ND). Sau những nước vừa nói tới ở trên, một số các nước khác tại khu vực cũng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.

Giới lãnh đạo Qatar bác bỏ mọi cáo buộc và tuyên bố không thay đối đường lối đối ngoại của mình.

BÃO TÁP VÙNG VỊNH

Triển vọng (giải quyết) cuộc xung đột hiện vẫn không rõ ràng. Những bất đồng giữa các nước đã ở mức rất nghiêm trọng và khó có thể có một bên nào đó trong số các nước liên quan trong những bối cảnh như hiện nay lại đứng ra tự nhận là mình đã sai lầm.

Hậu quả của cuộc xung đột đã được cảm nhận rõ ở khu vực ngoại vi Vịnh Pec- xich. Cụ thể, Qatar đã rút lực lượng gìn giữ hòa bình của mình được bố trí tại trên biên giới Eritrea - Djibouti từ năm 2011 để đáp trả lập trường chống Qatar của Djibouti đã làm cho tình hình quân sự trên khu vực biên giới giữa hai nước trên đột ngột gia tăng căng thẳng và đã xuất hiện nguy cơ bùng nổ một cuộc xung đột vũ trang mới giữa Eritrea và Djibouti.

Qatar – nước xuất khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới, khoản thu nhập khổng lồ từ xuất khẩu năng lượng (dầu mỏ- khí đốt) cho phép nước này đầu tư vào rất nhiều dự án khác nhau trên toàn thế giới, kể cả tại các nước Châu Âu và Mỹ.

Chính vì vậy mà các biện pháp cấm vận kinh tế đơn thuần sẽ không gây ra những hậu quả mang tính thảm họa đối với nền kinh tế của Vương quốc và làm sụt giảm đáng kể mức sống của dân chúng.

Tuy quyết định của Riyadh (Ả Rập Saudi) đóng cửa biên giới có thể gây khó khăn và làm gián đoạn việc đảm bảo lương thực và các mặt hàng khác cho dân chúng Qatar, cũng như lệnh cấm sử dụng không phận (A rập Saudi) có thể gây thiệt hại đáng kể cho Công ty vận tải hàng không “Qatar Airways”.

Còn về khả năng xảy ra một cuộc xung đột quân sự thì hiện không thể loại trừ một kịch bản như vậy. Đặc biệt là nếu tính tới việc Lực lượng vũ trang Vương quốc Qatar kém xa tiềm lực quân sự của Ả Rập Saudi và các nước khác trên bán đảo A rập.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện những ý đồ tương tự (tấn công quân sự), (Liên minh chống Qatar) phải đối mặt với những trở ngại rất lớn, trước hết bởi vì một trong những nhân tố đảm bảo an ninh cho Qatar chính là sự hiện diện của căn cứ quân sự Mỹ "al – Udaid" trên lãnh thổ nước này.

Căn cứ quân sự này (của Mỹ) không chỉ là địa điểm đóng quân của các đơn vị Không quân Mỹ, mà còn là một mắt xích quan trọng trong hệ thống điều hành các hoạt động quân sự của Mỹ trên toàn bộ khu vực Cận Đông.

Theo mốt số đánh giá khác, căn cứ “al – Udaiad” còn thực hiện chức năng điều phối khi tổ chức hoạt đông của tất cả các căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ Afganistan, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và các nước khác trên bán đảo A rập. Chính vì vậy mà một tấn công quân sự nhằm vào Qatar có thể vượt “lằn ranh đỏ” và (làm tổn hại) các lợi ích của Mỹ tại khu vực.

Trong khi đó, đối với Washington thì ra một quyết định chính trị di dời căn cứ này sang một nước khác là một việc không hề dễ dàng, dù mới chỉ xét từ góc độ kỹ thuật thuần túy.

Tuy nhiên, trong trường hợp có nhu cầu phải “ủng hộ tiến trình dân chủ hóa” tại Qatar, thì sự hiện diện của căn cứ quân sự Mỹ tại đây cũng đã quá đủ để không cần phải điều đến đến khu vực này một cụm tàu sân bay tấn công: lực lượng (Mỹ) được bố trí tại đây có thể gây tác động làm thay đổi một cách căn bản xu hướng phát triển của các sự kiện tại Qatar, – như đã nói ở phần đầu, Quân đội nước này chỉ có khoảng 10.000 người.

Ngoài khả năng (tiến hành) một cuộc tấn công quân sự, còn có một khả năng khác nữa là tình hình ngay trên lãnh thổ Qatar sẽ mất ổn định và kéo theo đó là những hậu quả không thể lường trước và đây được coi là một nguy cơ thực sự.

Một tình huống như vậy (mất ổn định) đã từng xảy ra năm 2011, khi các đơn vị Quân đội A rập Saudi và một số nước A rập khác được đưa đến Bahrain để trấn áp các cuộc nổi dậy và bảo vệ chế độ Bahrain lúc đó.

Theo khẳng định một số phương tiện thông tin đại chúng Ai Cập, hiện nay đã có một số phân đội thuộc Quân đoàn Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Quốc vương Qatar.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/lien-minh-than-thanh-ankara-va-doha--su-that-khung-hoang-qatar-3339262/