Lễ rước “ông lợn” lúc nửa đêm của người Hà Nội

Đã thành thông lệ, cứ đến đêm 13 tháng giêng hằng năm, người dân La Phù, Hoài Đức, Hà Nội lại tổ chức lễ hội rước lợn độc đáo để tưởng nhớ công ơn của Đức thánh Tam Lang Đại vương - lạc tướng từ thời Vua Hùng Vệ Vương thứ VI đã có công dẹp giặc Xiêm.

Tục truyền, mỗi khi Đức thánh tập hợp quân sĩ đánh giặc, người dân thường thổi xôi, thịt lợn để khao quân. Sau này, vị tướng tài ba đã về trời vào ngày 14 tháng giêng. Do đó, người dân lấy ngày 13 - rạng ngày 14 tháng giêng là ngày dân làng tổ chức khao quân và cũng là ngày giỗ của Tam Lang Đại vương. Đến ngày hội làng, lợn được mổ sạch sẽ, trang trí bắt mắt và được đưa lên kiệu rước.

Hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương đã đổ về đây để hòa mình vào đoàn rước.

Những ông lợn nặng khoảng 2 tạ ngồi ngạo nghễ trên kiệu rước của mỗi xóm.

Khoảng 18h tối, các đoàn kiệu rước ở xa đình làng đã bắt đầu tiến về đình.

Lợn rước ở La Phù được nuôi rất cẩn thận và sạch sẽ. Lợn được ăn cháo gạo nếp, mùa nóng có quạt, mùa đông có chăn…

Ông lợn 173 g của xóm Tiền Phong I trên đường rước ra đình.

Theo tục lệ phải đến 21h các kiệu rước lợn mới được vào đình, nên các ông lợn sẽ được tập kết ở ngoài cổng đình.

Làng La Phù có 11 xóm, nhưng có đến 17 ông lợn bởi những xóm lớn sẽ được chia làm 2 lễ.

Đi trước kiệu rước lợn là những kiệu rước xôi.

Đến giờ vào làm lễ, từng đôi lợn một sẽ được rước vào sân đình.

Những ông lợn được khênh vào sân đình, sau đó qua cổng tam quan rồi mới vào trong gian lễ chính.

Những ông lợn lần lượt được đưa vào đình.

Nhiều ông quá nặng khiến thanh niên trai tráng phải vất vả mới khênh được vào đình.

17 ông lợn được xếp ngay ngắn theo thứ tự, chờ đến 12 giờ đêm sẽ được chấm điểm.

Nhiều em nhỏ cùng gia đình thức đêm để theo dõi lễ rước ông lợn của làng cả năm mới có một lần này. Đến 6h sáng hôm sau, lợn sẽ được chia phần cho mỗi người trong xóm để lấy lộc.

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/xa-hoi/le-ruoc-ong-lon-luc-nua-dem-cua-nguoi-ha-noi-180035.bld