Lễ hội Đền ông Hoàng Mười: Điểm nhấn du lịch văn hóa tâm linh

Đồng chí Hồ Văn Hiệp - Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An về lễ hội Đền ông Hoàng Mười. P.V: Hàng năm, vào dịp tháng 9, tháng 10 âm lịch, nhân dân, du khách thập phương trên cả nước lại nô nức hành hương về đền ông Hoàng Mười ở xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên. Đồng chí cho biết rõ hơn về di tích? Đồng chí Hồ Văn Hiệp: Trong lòng nhân dân, ông Hoàng Mười là một 'đức thánh minh' trong hàng các ông quan Hoàng của tín ngưỡng Đạo Mẫu, được nhiều người ngưỡng mộ và được thờ ở nhiều địa phương trong nước. Tuy nhiên, những nơi thờ Tứ Phủ theo Đạo mẫu đều thờ ông Hoàng Mười, nhưng chỉ là phối thờ. Còn đền thờ chính là tại xã Hưng Thịnh (Hưng Nguyên) đền còn có tên là đền Xuân Am (theo địa danh làng Xuân Am) hay Mỏ Hạc Linh Từ (theo địa hình thế đất, núi, sông của thuyết phong thủy). P.V: Mục đích, ý nghĩa của Lễ hội đền ông Hoàng Mười và những hoạt động chính được tổ chức trong lễ hội năm nay gồm những gì, thưa đồng chí?Đồng chí Hồ Văn Hiệp: Lễ hội đền ông Hoàng Mười là dịp để tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn'. Đồng thời, đây là dịp để du khách thập phương hành hương về với Hưng Nguyên - vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử, yêu nước và cách mạng, nơi đã sản sinh, nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài, khoa bảng, nhiều tấm gương kiên trung, nghĩa liệt mà cuộc đời, sự nghiệp của họ đã làm rạng ngời quê hương, đất nước. P.V: Để lễ hội ngày càng lan tỏa và trở thành điểm nhấn du lịch văn hóa tâm linh của huyện Hưng Nguyên, huyện đã triển khai những giải pháp gì, thưa đồng chí?Đồng chí Hồ Văn Hiệp: Có thể khẳng định cùng với các lễ hội trong tỉnh, lễ hội đền ông Hoàng Mười hàng năm đã trở thành lễ hội tâm linh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lòng nhân dân và du khách thập phương. Với sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với quan Hoàng Mười và sự đặc sắc về cảnh quan môi trường, di tích đền ông Hoàng Mười cùng với đền Vua Quang Trung, núi Quyết, Phượng Hoàng Trung Đô đang là điểm

(Baonghean) - Đồng chí Hồ Văn Hiệp - Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An về lễ hội Đền ông Hoàng Mười.

P.V: Hàng năm, vào dịp tháng 9, tháng 10 âm lịch, nhân dân, du khách thập phương trên cả nước lại nô nức hành hương về đền ông Hoàng Mười ở xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên. Đồng chí cho biết rõ hơn về di tích?

Đồng chí Hồ Văn Hiệp: Trong lòng nhân dân, ông Hoàng Mười là một "đức thánh minh" trong hàng các ông quan Hoàng của tín ngưỡng Đạo Mẫu, được nhiều người ngưỡng mộ và được thờ ở nhiều địa phương trong nước. Tuy nhiên, những nơi thờ Tứ Phủ theo Đạo mẫu đều thờ ông Hoàng Mười, nhưng chỉ là phối thờ. Còn đền thờ chính là tại xã Hưng Thịnh (Hưng Nguyên) đền còn có tên là đền Xuân Am (theo địa danh làng Xuân Am) hay Mỏ Hạc Linh Từ (theo địa hình thế đất, núi, sông của thuyết phong thủy).

Quang cảnh Đền Đức ông Hoàng Mười. Ảnh: Trần Hải

Quang cảnh Đền Đức ông Hoàng Mười. Ảnh: Trần Hải

Đền thờ ông Hoàng Mười nằm ở vị trí cảnh quan đẹp, sơn thủy hữu tình. Trước mặt đền (hướng Nam) là dòng Lam giang như một dải lụa xanh trải rộng, thuyền bè tấp nập ngược xuôi; quanh đền là sông Cồn Mộc uốn khúc, ôm ấp, hai bên bờ sông là những đồng lúa bát ngát, xanh tươi. Phía sau, bên kia sông Cồn Mộc là núi Kỳ Lân, núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô với những dấu tích lịch sử, những rừng thông, bạch đàn bạt ngàn tươi tốt.

Ngoài cảnh đẹp kỳ thú, từ lâu, đền đã nổi tiếng linh thiêng vì ở đây ngoài thờ quan Hoàng Mười, còn phối thờ các vị Song Đồng Ngọc Nữ; vị Quốc công Thái bảo Phúc Quận Công; Phụ Quốc Thượng tướng quân Nguyễn Duy Lạc.

Đền Hoàng Mười được xây dựng từ thời Hậu Lê. Trải qua thời gian, thiên tai, đền đã bị xuống cấp. Năm 1995, đền được tôn tạo, phục hồi trên cơ sở khung nhà cũ gồm nhà hạ điện, thượng điện, tả vu, hữu vu, đài Cửa Trùng, điện Cô Chín và khu mộ ông Hoàng Mười. Hàng năm, tại đền có Lễ hội rước sắc vào ngày 14/3 và Lễ giỗ ông Hoàng Mười vào ngày 10/10 âm lịch. Lễ hội đền Ông Hoàng Mười đã vượt phạm vi một làng, một vùng, thu hút nhiều du khách trong Nam, ngoài Bắc về tham dự.

P.V: Mục đích, ý nghĩa của Lễ hội đền ông Hoàng Mười và những hoạt động chính được tổ chức trong lễ hội năm nay gồm những gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Hồ Văn Hiệp: Lễ hội đền ông Hoàng Mười là dịp để tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Đồng thời, đây là dịp để du khách thập phương hành hương về với Hưng Nguyên - vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử, yêu nước và cách mạng, nơi đã sản sinh, nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài, khoa bảng, nhiều tấm gương kiên trung, nghĩa liệt mà cuộc đời, sự nghiệp của họ đã làm rạng ngời quê hương, đất nước.

Lễ hội đền ông Hoàng Mười năm nay diễn ra từ ngày mồng 8 đến mồng 10/10 âm lịch, nhưng trước đó, trong suốt tháng 9 và đầu tháng 10 âm lịch, trung bình mỗi ngày đón hàng ngàn lượt du khách về làm lễ. Đông nhất vẫn là khách đến từ các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình,...

Huyện xác định lễ hội phải được tổ chức trang nghiêm, an toàn, tiết kiệm, vừa đảm bảo yếu tố tâm linh, vừa gìn giữ nét truyền thống xưa. Vì thế, lễ hội năm nay ngoài các nghi lễ truyền thống như lễ khai quang, yết cáo, lễ rước, đại tế và lễ tạ... còn tăng cường các hoạt động giao lưu văn nghệ quần chúng giữa các CLB dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh; thi đấu các môn thể thao và trò chơi dân gian như bóng chuyền nam, đua thuyền, kéo co, chọi gà, trò chơi vận động, cắm trại, thả đèn hoa đăng trên sông Cồn Mộc...

Tất cả những hoạt động này đều được tổ chức ngay tại khu vực đền, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cho nhân dân trong, ngoài tỉnh và du khách thập phương.

Du khách từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước tấp nập về chuẩn bị dự mùa Lễ hội Đức Ông Hoàng Mười năm 2016.

P.V: Để lễ hội ngày càng lan tỏa và trở thành điểm nhấn du lịch văn hóa tâm linh của huyện Hưng Nguyên, huyện đã triển khai những giải pháp gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Hồ Văn Hiệp: Có thể khẳng định cùng với các lễ hội trong tỉnh, lễ hội đền ông Hoàng Mười hàng năm đã trở thành lễ hội tâm linh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lòng nhân dân và du khách thập phương. Với sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với quan Hoàng Mười và sự đặc sắc về cảnh quan môi trường, di tích đền ông Hoàng Mười cùng với đền Vua Quang Trung, núi Quyết, Phượng Hoàng Trung Đô đang là điểm đến hấp dẫn trong tour du lịch ven sông Lam của tỉnh Nghệ An.

Về phía huyện Hưng Nguyên, thời gian qua đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt dự án "Bảo tồn, tôn tạo và mở rộng di tích lịch sử văn hóa đền ông Hoàng Mười". Dự án được quy hoạch với tổng diện tích xây dựng 13,68 ha, bao gồm 4 khu vực: khu tâm linh, khu dịch vụ, khu lễ hội và khu cây xanh cảnh quan.

Dự án được thực hiện với 2 giai đoạn (năm 2014 - 2017 và năm 2018 - 2020). Tổng mức đầu tư trên 60 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 1 hơn 38 tỷ đồng, kinh phí chủ yếu là nguồn công đức và xã hội hóa. Đến thời điểm này, dự án đã đi được nửa chặng đường.

Hầu đồng, một nét tín ngưỡng dân gian tại đền Đức ông Hoàng Mười.

Bên cạnh đó, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá cùng với hệ thống di tích khác trên địa bàn như Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Khu di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh, di tích lưu niệm Nguyễn Trường Tộ, đền Vua Lê... nhằm phát huy giá trị cả hệ thống di tích trên địa bàn huyện.

Trong những năm tới, Hưng Nguyên tiếp tục hoàn thiện quy hoạch, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch; tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách. Chú trọng phát huy giá trị hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, khai thác du lịch văn hóa tâm linh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá để khách du lịch đến với Hưng Nguyên ngày một nhiều hơn nhằm phát triển ngành Du lịch, kinh tế du lịch và góp phần nâng cao tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.

P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

Thanh Thủy (Thực hiện)

TIN LIÊN QUAN

Nguồn Nghệ An: http://baonghean.vn/quang-cao/201611/le-hoi-den-ong-hoang-muoi-diem-nhan-du-lich-van-hoa-tam-linh-2752553/