Làm gì khi bị dị ứng thuốc diệt muỗi?

Trong một số trường hợp có thể xảy ra dị ứng với hóa chất diệt muỗi do cơ địa của từng người, nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy khi có dấu hiệu dị ứng bạn cần làm gì?

Tin nên đọc

Ra quân xử lý sốt xuất huyết: Sẽ cưỡng chế các nhà bỏ hoang để dập dịch

Biệt thự cổ 146 Quán Thánh thành ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội phát màn miễn phí phòng sốt xuất huyết

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng: Bộ Y tế họp khẩn

Mới đây, tại trường THCS Quang Trung - Đống Đa, Hà Nội có nhiều học sinh sau khi đi học đã bị dị ứng do trước đó nhà trường đã phun thuốc muỗi. Một phụ huynh có con học lớp 7 chia sẻ cháu bị ngứa, mặt mề đay sưng đỏ rất khó chịu. Ngay sau khi có thông tin từ bậc phụ huynh về trẻ bị “ngộ độc” thuốc diệt muỗi từ trường, Trường THCS Quang Trung đã có thông báo gửi tới phụ huynh học sinh.

Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết: Việc bị dị ứng sau khi phun thuốc muỗi là có thể xảy ra với những người có cơ địa dị ứng, trong đó có trẻ nhỏ, nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tác dụng phụ của thuốc nhẹ, người bị dị ứng có thể tự khỏi.

Về thời gian cách ly tối thiểu sau khi phun thuốc để đảm bảo sức khỏe người dân, ông Nguyễn Nhật Cảm cho rằng, hóa chất phun thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo an toàn, thời gian cách ly tối thiểu chỉ từ 2 đến 3 giờ đồng hồ.

Do vậy, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng về tình trạng này bởi nếu không tiến hành phun thuốc muỗi ở khu vực các trường, nếu trẻ không may bị sốt xuất huyết, tình trạng còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần.

Nếu trẻ bị dị ứng với hóa chất phun muỗi, các thầy cô giáo cần phối hợp với y tế nhà trường để chăm sóc trẻ, nếu trẻ có dấu hiệu nặng hơn cần đưa đến các trung tâm y tế.

Việc dị ứng hóa chất có thể xảy ra do cơ địa của từng người. Ảnh: minh họa/Ngọc Nga

Việc dị ứng hóa chất có thể xảy ra do cơ địa của từng người. Ảnh: minh họa/Ngọc Nga

Còn theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, với trường hợp gây dị ứng nhiều người cần xem xét kỹ lại hóa chất sử dụng phun muỗi có thành phần gì gây dị ứng.

Khi bị dị ứng như ngứa, cay mắt, TS Phu cho biết người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì chỉ một lúc là nó sẽ tự hết hoặc có thể rửa bằng xà phòng sạch là sẽ hết dị ứng không cần phải đến các cơ sở y tế.

Ngoài ra, ông Cảm lưu ý, sau khi phun thuốc diệt muỗi trong các phòng học khoảng 2- 3 giờ đồng hồ, cần tiến hành lau sạch bàn ghế, sau đó các em học sinh mới vào phòng học tập, sinh hoạt.

Khi tổ chức phun thuốc, cơ quan Y tế đã bố trí các đội cấp cứu đề phòng những trường hợp quá mẫn cảm với thuốc phun muỗi để có biện pháp xử lý, đưa đi bệnh viện kịp thời nhưng trên thực tế từ trước tới nay cũng chưa xảy ra trường hợp nào phải đưa đi cấp cứu.

Nguồn: Báo Tin Tức, Infonet

Nguồn: Báo Tin Tức, Infonet

Hoàng Duy (Tổng hợp)

Nguồn Pháp Luật Plus: http://www.phapluatplus.vn/lam-gi-khi-bi-di-ung-thuoc-diet-muoi-d50650.html